Nhưng tại sao lại có một nghịch lý như thế vừa nuôi được nhiều heo, heo vừa tròn lại vừa mập, hơn nữa còn lợi ích nhân 3 nữa. đây là một chuyện nghe qua khá là phi lý, nhưng những người nuôi hoặc từng có gia đình nuôi heo vào những năm bao cấp sẽ hiểu.

Vào những năm này nuôi heo trong gia đình là một dạng hình thức tăng gia sản xuất, một con heo nuôi thời gian lên đến 1 năm, thậm chí là hơn mới có thể giết thịt, hơn nữa đại bộ phận đều tranh thủ giết heo vào dịp tết nguyên đán.

Những loại heo được ưa chuộng nhiều nhất là heo bông (heo mọi) là một giống heo lai tạp giữa heo rừng và heo trắng (dân địa phương gọi là heo Xia). Giống heo này rất dễ nuôi ăn tạp, ít bệnh vặt, chất thịt lại cho ra nhiều mỡ nọng và ba rọi.

Và tập tính tăng cân của loài heo này chủ yếu không tập trung vào thức ăn, mà chủ yếu dựa vào ngủ. heo tăng trọng có 3 giai đoạn chính. Mà ba giai đoạn này đều dựa vào việc heo ngủ nhiều để xác định.

Và đây chính là điểm mấu chốt của tất cả vấn đề. Khi nấu rượu sẽ tạo ra một sản phẩm phụ đó là Mẻ Hèm. Mẻ Hèm được chế tạo từ ngũ cốc hấp chín (tùy theo từng loại rượu mà Mẻ Hèm được nấu từ nguyên liệu gì. Nhưng chủ yếu có ba loại chính là nếp, thóc và khoai lang)

Ngũ cốc sau khi được hấp chính sẽ được trộn với men rượu và ủ trong vạc lớn để tinh bột có trong ngũ cốc phản ứng hóa học với men rượu tạo ra rượu có nồng độ thấp.

Và Mẻ Hèm cũng được loại bỏ sau khi quá trình chưng nấu rượu kết thúc. Vì nó là ngũ cốc, là tương thực, cho nên không thể bỏ đi. Lúc này vừa vặn cho gia súc, gia cầm ăn.

Mà trong Mẻ Hèm còn dư một lượng nhỏ rượu bên trong, cho nên khi heo ăn vào sẽ ngủ. bọn chúng ngủ rất nhiều cho nên thịt của bọn heo này rất béo, rất thơm vì thức ăn có một hàm lượng nhỏ rượu ở bên trong.

Trái với những con heo nuôi tại những gia đình khác chỉ được ăn toàn là rau môn, cây chuối hầm với cám chuốc, cám bắp mà thôi.

p/s: Cám chuốc là sản phẩm phụ trong quá trình xay xát gạo, cám bắp là bắp đỏ khô mang ra xay nhuyễn như bột nên gọi là cám bắp.

Trong lúc mẹ hắn đi mua nói chuyện mua heo thì lúc này ở nhà Nguyễn Văn Tân đã sơ chế toàn bộ số lương ch.ết trong thì. Sau khi ước lượng thì có khoảng 3kg lươn thành phẩm đã rút xương lấy ruột. Những con lươn này khá mập thân hình vàng óng, khi phơi khô sẽ lên màu rất đẹp mà không cần dùng đến dầu màu điều.

p/s: Dầu màu điều được điều chế từ hạt cây cà ri. Còn hương liệu để nấu cà ri thì từ lá cây cà ri. Hai giống cây này hoàn toàn khác nhau nhưng lại được gọi cùng tên, nhưng một giống thì lấy hạt còn một giống thì lấy lá.

Sau khi rửa sạch lươn một lần nữa, lúc này Nguyễn Văn Tân mới dựa theo khối lượng Lươn mà bắt đầu cho gia vị ướp vào. Hương thơm từ các loại hương liệu xộc vào mũi khiến cho Phương Oanh ngồi cạnh bên cũng có chút ngạc nhiên.

" Anh Tân! Cái này! Mùi cũng không tệ nhỉ!"

" Ha ha ha! Tại còn thiếu nguyên liệu, nếu không anh làm con thơm hơn nữa! Cái này ướp trước nửa tiếng đi. Rồi lát nữa mang đi chiên! Em ra ngoài vườn hái cho anh trái mướp với một ít bông đực! anh nấu canh ăn sáng! Không lát nữa ông già về không có cơm ăn ổng chửi anh nữa!" Nguyễn Văn Tân muốn dùng tay vuốt ve lên đôi má hồng của Phương Oanh, nhưng đáng tiếc tay hắn lúc này dính đầy hương liệu, cũng tiện lắm.

" Anh Tân! Anh cũng biết nấu ăn nữa à!" Phương Oanh có chút trợn mắt.

Vì theo trí nhớ của nàng từ lúc sống tại nơi này Nguyễn Văn Tân chưa một lần xuống bếp nấu cơm, ngay cả chén cũng không thèm rửa! ấy vậy mà bây giờ lại chủ động muốn xuống bếp nấu ăn. Cái này không thể tưởng tượng được.

" Ha ha ha! Lát nữa em nhìn anh nấu là biết! thôi đi đi!" Nguyễn Văn Tân cười thật tươi. Phương Oanh có chút không tin, nhưng vẫn nghe lời chạy ra ngoài vườn hái vào một ít rau củ.

Vào những năm này, vì chính sách của nhà nước, cho nên hầu như bất kỳ hộ gia đình nào cũng có đất canh tác nông nghiệp cả. để cải thiện tình trạng ăn uống của gia đình nên mỗi một hộ gia đình phía sau nhà cũng dành ra một diện tích nhỏ để trồng các loại rau củ như: chanh, sả, riềng, gừng, nghệ, ớt, bầu, bí, mướp, cải. còn rau muống thì ra ngoài kênh, suối, đầm, hồ mà hái, ngoài đó đầy ra, muốn hai bao nhiêu cũng có.

Chừng 10 phút sau Phương Oanh đi vào, trên tay còn mang theo cả rổ rau củ, trong đó có thể nhận ra không ít thứ quen thuộc như mướp hương 2 trái, 1 trái bầu, một rổ cà pháo, một ít đậu bắp cùng một ít bông mướp.

Người Việt cho dù là bắc hay là nam, là trung hay là tây thì luôn có một câu chân ngôn như thế này : Đói ăn rau, đau uống thuốc. Chỉ cần dựa vào câu chân ngôn trên đã có thể thấy trình độ ăn rau của người Việt nó cao đến như thế nào rồi.

Chỉ cần loại rau đó không có độc thì tất cả đều có thể làm thức ăn, cho dù đó là thuốc chữa bệnh như: Đinh Lăng, húng quế, ngò gai, càng cua, tàu bay, bình bác. . . thậm chí là cây chùm ruột cũng có thể mang đi nấu canh là có thể hiểu trình độ nó cao thâm đến như thế nào rồi.

Với những nguyên liệu này Nguyễn Văn Tân có thể tự tin nấu một bữa sáng cực kì thịnh soạn.

Sau khi hắn sơ chế tất cả các nguyên vật liệu, ngay sau đó hắn bắt một cái gà ràng lên bếp, rồi đặt một cái chảo lớn được làm bằng gang lên bên trên.

Sau khi chảo gang nóng lên, hắn liền dùng muỗng múc nửa muỗng mỡ đông màu trắng ngà, bên trong còn lẫn không ít tóp mỡ bên trong.

Đợi cho đến khi mỡ tan ra hết thì hắn mới cho vào một 3 gốc hành đã đập dập, phi hành cho thơm lên rồi mới cho số xương lươn đã rửa sạch cho vào trong bắt đầu xào nấu.

" Xèo! Xèo!" Ánh lửa bập bùng phật phật trong bếp, hương hành phi thơm ngất lan toàn khắp cả gian bếp u tối.

Nguyễn Văn Tân dùng vá (mui) đảo đều cho đến khi thịt lươn săn lại rồi mới cho vào đó một gáo nước lạnh.

Phía bên cảnh Phương Oanh nhìn hắn bằng một ánh mắt vô cùng ngạc nhiên

" Anh Tân! Anh thật sự là biết nấu ăn!"

" Ha ha ha! Em cũng thấy rồi đó! Như vậy có được xem là biết nấu ăn không?" Nguyễn Văn Tân cười tà nhẹ nhàng béo lên gò má trắng ngần của Phương Oanh, khiến cho cô nàng thẹn thùng đỏ ửng cả khuôn mặt.

Trong lúc đợi hầm lươn thì Nguyễn Văn Tân vội chạy ra ngoài chuồng gà, từ trong đó lấy ra 3 cái trứng gà.

" Anh Tân! Không được! Mấy cái trứng gà này thím nói là để ngày mai tranh thủ buổi chợ sớm ra bán đổi lấy một ít vải. Năm mới sắp đến chú lâu rồi không có một bộ đồ mới!" Phương Oanh đứng ra ngăn cản Nguyễn Văn Tân.

Vào những năm này trứng gà cũng rất có giá trị, thường một trứng gà khi bán ngoài chợ có giá khoảng 5 hào. Có thể dùng 1 chục trứng gà (1 chục 12) để đổi lấy 1kg gạo

" Ăn một chút có sao đâu mà! Có gì anh chịu trách nhiệm!" Nguyễn Văn Tân tùy hứng.

Hai ba chục năm về sau, trứng gà có thể nói là loại thức ăn phổ thông nhất, trứng gà là thức ăn, là bạn của mọi nhà, là tổ yến của gia đình bình dân.

Nhưng vào cái thời đại này thì trứng gà là một thứ gì đó rất là xa xỉ, không phải bất kỳ lúc nào cũng được ăn. Chỉ có thể ăn vào các dịp như lễ, tết, đám giỗ, tiệc cưới, sau sinh và khi bệnh mà thôi.

Thật ra nó cũng không quý giá gì? Nhưng vào những năm này người dân quá đói khổ, ngay cả gạo còn không có mà ăn. Bọn họ chỉ có thể tìm mọi cách để làm sao ăn cho no bụng, ăn sao cho không bị ch.ết đói là được. chứ làm sao nghĩ đến việc ăn cho ngon cho có chất dinh dưỡng.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện