Nhưng vào thời điểm này khi ba hắn hỏi hắn làm gì để nuôi Phương Oanh thì đây chính là một câu hỏi khó khăn, khó lòng mà trả lời.

Vì nền kinh tế tại địa phương lúc này chủ yếu là dựa vào hợp tác xã, trồng cây lương thực theo định hướng và chủ trương của hợp tác xã.

Ví dụ như tại khu vực này theo quy hoạch là sản xuất Ngô thì nhất định phải trồng Ngô, không được trồng loại cây khác. Khu vực kia trồng đậu thì nhất định phải trồng đậu. nếu làm sai sẽ bị quy vào tội không chấp hành điều lệ của hợp tác xã, nhẹ thì bị phạt tiền còn nặng thì có khả năng mất luôn cái sổ gạo.

Vào thời bao cấp thì cái sổ gạo chính là thứ quan trọng nhất, vì chỉ có sổ gạo trong tay, mới có thể mua được lương thực. cho dù hộ gia đình đó có là nông dân trồng lương thực đi chăng nữa thì cũng cần phải có sổ gạo. vì khi có sổ gạo trong tay thì mới có thể mang thóc ra xay xát thành gạo được. không có sổ gạo thì điều đó đồng nghĩa với việc gia đình bạn không có gạo để ăn.

" Hôm trước khi con đi ra Long Khánh cùng tụi thằng Hoàng, thằng Đen nhà Tư Lang. Con có nghe phong phanh một số chuyện! Đó chính là chính sách kinh tế sắp mở cửa. khi đó Hợp Tác Xã sẽ không còn quản chế chúng ta nữa! khi đó có thể tự do mua bán mà không cần phải thông qua cửa hàng mậu dịch nữa!" Nguyễn Văn Tân sau khi lựa lời rồi nói.

" Cái gì? Mày nghe nói chuyện này từ đâu! Ai nói cho mày" Ba hắn lúc này tuy đang tức giận nhưng khi nghe được cái tin này liền có chút hồi thần chăm chú hỏi.

" Không biết! Lúc đó tụi con đang ngồi trong quán cà phê, đèn khá mờ. mà nghe thằng đó nói! Nó là con của chủ tịch huyện!" Nguyễn Văn Tân bịa chuyện.

Ba hắn suy ngẫm một chút rồi hỏi.

" Mà cải cách thì sao chứ! Cải cách kinh tế! chứ mày có làm được cái mẹ gì? Mày cũng là một thằng lưng dài! Biếng ăn lười làm!" Ba hắn lại tiếp tục mắng hắn không ra gì, nhưng thái độ rõ ràng đã bớt cương liệt hơn mấy phần.

" Sao không làm được gì ba! Lúc này mình muốn làm cái gì cũng phải thông qua Hợp Tác Xã, không có cái gật đầu của xã đội trưởng thì ngay cả gạo cũng không có mà ăn!"

" Nhưng khi thay đổi chính sách, nền kinh tế mở cửa! đến lúc đó hàng hóa sẽ được mua bán tự do! Mình muốn trồng gì thì trồng! làm gì thì làm! Bán gì thì bán! Mà không cần thông qua hợp tác xã! Như vậy ba nói xem! Mình có thể làm được cái gì?" Nguyễn Văn Tân lúc này tuy vẫn còn quỳ dưới đất, nhưng thái độ của hắn rõ ràng đã trở nên trầm tĩnh và bình ổn hơn nhiều lần so với lúc trước.

Vào thời điểm hậu bao cấp như lúc này, người dân trong tay cũng không có đất, đất đai sản xuất toàn bộ đều thuộc về nhà nước và thông qua hợp tác xã để tiến hành khoán phân chia ruộng đất cho nông dân. Và trồng trọt lương thực theo kế hoạch do nhà nước ban hành.

Ví như gia đình của hắn lúc này tính luôn Phương Oanh là có tất cả 9 người. theo phân khoán mỗi người có thể được phân 5 sào đất để sản xuất nông nghiệp. Như vậy theo lý thuyết gia đình của hắn sẽ được hợp tác xã phân cho 4,5 mẫu đất.

Nhưng thực tế vì quyền lực của xã đội trưởng (người đứng đầu hợp tác xã) có quyền lợi quá lớn cho nên những phần đất tốt, màu mỡ sẽ được phân phát, khoáng cho những người thân thích hoặc người quen của bọn họ. còn những phần đất xấu sẽ phân phát cho những người còn lại trong hợp tác xã.

Vì gia đình hắn ban đầu có xích mích với xã đội trưởng cho nên phần đất phân khoáng cho gia đình hắn là phần đất xấu nhất trong hợp tác xã. Đất vừa xấu, vừa cứng, lại rải rác đá tảng. chỉ cần đào sâu xuống chừng 1 mét là đụng đá tảng. cho nên trồng cây trồng gì cũng không có năng suất cao. Thậm chí có nhiều mùa vụ không đủ chỉ tiêu để nộp lên hợp tác xã.

Trong những năm qua, nếu không có tiền trợ cấp dành cho gia đình thương binh liệt sĩ của bố Phương Oanh thì rất có khả năng cả gia đình 8 người nhà hắn ngay cả cám cũng không có mà ăn.

" Sau khi chính sách mở ra! Hợp Tác Xã không còn nắm quyền chủ đạo trong việc phân chia ruộng đất nữa! đất đai sẽ một lần nữa được phân lại, hơn nữa còn có chính sách khai hoang để trồng trọt. trong vòng 3 năm khai hoang được bao nhiêu thì sẽ được cấp sổ bấy nhiêu!"

" Ba nói xem! Lúc đó mình có thể làm được gì?" Nguyễn Văn Tân lại tỏ ra tự tin và đắc ý nói.

" Ý của mày là sao?" Ba hắn nghe thế liền chau mày khó hiểu.

Ngày trước sau khi giải phóng đất nước, đất nước vận hành theo chế độ bao cấp, đất đai sẽ được thu gom về một chỗ, rồi phân ra cho người lao động.

Sau này khi mở cửa kinh tế! thì đất của nhà nào thì sẽ được lấy lại. nhưng vì thời gian phân chia đã quá lâu, hơn nữa ranh giới cũng đã không còn như ngày trước. cho nên sẽ có một số phương pháp để phân chia lại ruộng đất.

Ví như ngày trước, trước khi giải phóng, ba mẹ hắn có được 3,9 mẫu đất rẫy. 3,9 mẫu đất này sau khi giải phóng hoàn toàn được nhà nước quản lý. Rồi nhà nước lại phân quyền cho hợp tác xã để chi lại ruộng đất phân cho đồng đều.

Như vậy sau khi chính sách mở ra, Hợp Tác Xã sẽ phân lại ruộng đất, vì ngày trước ba mẹ hắn góp vào 3,9 mẫu đất. cho nên lúc này ba mẹ hắn cũng sẽ nhận lại được 3,9 mẫu đất. nhưng vì phù hợp với điều kiện hiện canh tác hiện tại, cũng như nhà cửa sinh sống. cho nên thường hợp tác xã sẽ dùng đất đang canh tác hiện tại để cấp cho nhà hắn.

Còn đối với những hộ gia đình không có đất, nhưng sau này lại được phân đất cho để canh tác, thì bọn họ sẽ trả tiền cho chủ sở hữu mảnh đất mà bọn họ đang canh tác. Mà số tiền kia được nhà nước quy định là 250 đồng/ sào mà phải trả hết trong vòng 3 năm.

Theo trí nhớ kiếp trước thì sau cải cách gia đình hắn vì không được lòng với xã đội trưởng, cho nên 3,9 mẫu đất tốt của nhà hắn không được lấy lại. đồng thời lại tiếp tục bị phân cho cái mảnh đất xấu này tiếp tục canh tác. Hơn nữa vì nhà hắn ban đầu có 3,9 mẫu đất. nhưng mảnh đất này này lại đến 4,5 mẫu cho nên tên xã đội trưởng kia còn ép gia đình hắn phải đóng thêm vào 150 đồng nữa mới chịu cấp sổ đỏ cho gia đình hắn.

Mà lúc đó gia đình hắn nghèo, rất là nghèo, cả gia đình chắt vét cũng không đến được 100 đồng. vì cảm thấy bất công, cho nên ba hắn đã đi lên xã kiến nghị, kiện cáo, đòi lại 3,9 mẫu đất tốt của gia đình trước kia.

Mà hiện tại người đang sở hữu 3,9 mẫu đất tốt kia lại chính là em út của tên xã đội trưởng kia. Và đương nhiên sau nhiều lần kiện cáo gia đình hắn không những không đòi lại được mảnh đất kia mà còn tiền mất, tật mang. Trong một đêm, lúc ba hắn đi đặt bẫy lươn thì bất ngờ bị ai đó đập một gậy tầm vông vào phía sau gáy. Bị chấn thương sọ não, hôn mê sâu rồi cũng mất ngay sau đó vì không có tiền điều trị.

Mà lúc đó vợ hắn vừa mới bị mất không lâu do tai nạn giao thông. Nỗi đau vừa mất vợ chưa vơi đi thì nỗi đau mất cha đã kéo đến. khiến cho hắn đã suy sụp này càng tồi tàn hơn.

Nhớ lại những ký ức đau buồn ở kiếp trước, nước mắt của hắn không ngừng rơi xuống sàn.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện