Ăn uống, dọn dẹp xong xuôi Nguyễn Văn Tân dặn dò Phương Oanh ở nhà nghỉ ngơi, chớ vận động nhiều, rồi hắn cũng đi ra phía sau vườn.

Phía sau vườn của nhà hắn chính là một cánh đồng lớn, đại bộ phận diện tích đều trồng đậu nành. Tại khu vực hàng ranh thì được trồng các loại cây lương thực độn như khoai mì, củ chuối, sắn dây, bình tinh, củ lùn, chuối già hương, chuối sứ. Ngoài ra trong vườn còn có một khoảnh đất nhỏ chuyên dụng trồng các loại rau củ như bí đao, bầu, mướp, ớt, riềng, sả, lá quế, húng lủi, ngò gai. . .

Lúc này ba hắn đang lúi cúi làm cỏ vun gốc cách đó không xa. khi ba hắn nhìn thấy hắn đang chầm chậm đi xuống rẫy đậu nành thì cũng có chút ngạc nhiên.

Vì trong cái nhà này, người lưng dài, làm biết nhất chính là hắn. hắn có thể đi ăn, đi chơi, đi nhậu, đi phá làng phá xóm. Chứ hắn nhất quyết sẽ không đi làm rẫy. vì theo hắn quan niệm chỉ có những kẻ ngu dốt, quê mùa mới bán mặt cho đất, mới bán lưng cho trời. Còn hắn chính là thanh niên của thời đại mới, thanh niên tri thức, hắn cần phải làm những công việc lớn lao hơn, cao cả hơn.

Để có thể làm được những điều đó hắn phải quan hệ với những người có tri thức cao hơn hắn, có lý tưởng cao hơn hắn, có địa vị cao hơn hắn thì hắn mới có thể tìm được đường đi đúng đắn cho tương lai của mình. Nhưng đáng tiếc, đây chính là một lý do ngụy biện cho sự lười biếng của hắn.

Lao động chính là vinh quang, để đến được thành công, thì sẽ không bao giờ có con đường tắt. Hơn nữa muốn thành công mà chỉ dựa vào các mối quan hệ, thông qua các cuộc tụ họp, ăn chơi lại càng không thể.

Người xưa có câu ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Trâu thì đi với trâu, ngựa thì đi chung với ngựa. súc vật chỉ có thể tụ tại thành bầy. Người muốn thành công phải tìm ra lối đi riêng của chính mình.

" Hai Tân! Mày đi đâu đó!" Ba hắn nhìn thấy hắn đi xuống rẫy còn tưởng rằng, hắn đã hồi tâm chuyển ý, quyết chí làm ăn. Cho nên muốn xuống rẫy giúp lão làm việc, dọn cỏ để có một mùa vụ trúng lớn.

Nhưng đáng tiếc, Nguyễn Văn Tân tuy đi xuống rẫy. nhưng hắn không có ý định đi làm cỏ, vun gốc đậu nành. Mà chính là đi xuống cái đầm hoang phía sau đuôi rẫy nhà hắn.

Mà thường ngày số lươn mà ba hắn bắt được tất cả là từ cái đầm này mà ra. Có thể nói cái đầm này có nguồn tài nguyên thủy sản vô cùng phong phú. Nếu hắn có thể tận dụng tốt thì đây chính là một bước ngoặt lớn để giúp hắn đổi đời.

" Con xuống dưới Bàu xem tính huống như thế nào!" Nguyễn Văn Tân một mực đi thẳng xuống bên dưới để lại ánh mắt ngơ ngác của ông già hắn.

" Mày!" Ba hắn định mắng cái gì đó nhưng chỉ lên nói được một tiếng rồi cũng không nói nữa. chỉ có thể thở dài ra một hơi.

Cái đầm này có diện tích rất lớn, ước chừng khoảng 40 hay 50 mẫu gì đó. Vì cái đầm này xung quanh mọc rất nhiều cây môn nước, nó chiếm đến tận 2/3 diện tích rìa bên ngoài. Cho nên nó được người dân địa phương gọi mà Bàu Môn (Đầm Môn)

Ở phần rìa Bàu Môn là một vùng trũng, quanh năm ngập nước, tùy vào vị trí mà có chỗ rất cạn, nhưng cũng sẽ có chỗ rất sâu, người không thông thạo địa hình rất dễ bị lún sâu vào trong bùn, cực kỳ nguy hiểm.

Còn vùng đất trung tâm Bàu Môn lại là một vùng nước sâu, bên trên mọc rất rất nhiều cỏ bụi, bệnh thành những thảm có cực dày, trẻ nhỏ dưới 15kg có thể đi lại trên đó. Nhưng người lớn đi lên chắc chắn sẽ bị chìm xuống ngay. Và hằng năm trong cái cái đầm này đều có một hay hai người sẽ tử vong trong cái đầm này.

Cho nên dù cho cái đầm này có tài nguyên thủy sản rất lớn nhưng lại có ít người dám đến khai thác. Nếu không phải gia đình hắn quá nghèo, không đủ tiền mua gạo ăn thì ba hắn cũng không phải nửa đêm đi đặt ống trúm bắt lươn.

Có một số truyền ngôn rằng trong cái Bàu Môn này có Hà Bá ẩn cư bên dưới, hằng năm cần phải có người xuống tế thần. Cũng có một số truyền ngôn rằng bên dưới cái Bàu Môn này có một bầy Ma Da, chỉ cần sơ hở là bị kéo xuống ngay, ch.ết mất xác.

Nhưng Nguyễn Văn Tân biết sự thực không phải thế, bên dưới cái đầm này chẳng có bất kỳ một thế lực huyền học, thần bí nào cả. tất cả đều do phản ứng hóa học của tự nhiên mà thôi.

Ở kiếp trước dưới sự phát triển, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đồng thời những người có học thức, có văn hóa ngày càng nhiều. cho nên cũng đã có nhiều chuyên gia, lý giải về hiện tượng kỳ bí này.

Đầu tiên những cái ch.ết trong khu vực Bàu Môn này tất cả đều đến từ khu vực trung tâm, nơi là vùng nước sâu nhất, và những thảm cỏ dày nhất. và thời gian xảy ra những cái ch.ết thương tâm kia đều được phân bổ từ tháng 2 cho đến tháng 4 và cũng mà thời điểm nắng nóng nhất trong năm.

Mà dựa theo các chuyên gia lý giải là vì khu vực này cực kỳ ẩm thấp, vào mùa khô lại nắng nóng bất chợt, làm đẩy nhanh tốc độ phân hủy của động thực vật.

Mà trong quá trình phân hủy của động thực vật sẽ tạo ra một hợp chất khí bao gồm các khí trơ, khí độc, khí gây ngạt như NO2, NO3, H2S. . . . và những khí này được gọi chung là chướng khí.

Chướng khí nặng hơn không khí cho nên trong quá trình hình thành những loại khí này sẽ không thoát hơi bay lên trời mà ẩn chứa là đà trên mặt hồ, hoặc tích tụ lại trong một cái hốc nước nào đó có lớp cỏ dày phủ lên trên.

Mà lúc này, trong lúc vô tình có người đi qua những khu vực tích tụ đầy chướng khí này sẽ gây ngạt thở. Nếu không kịp thoát ra khỏi khu vực này sẽ bị ngất xỉu rồi dẫn đến thiếu oxy và cuối cùng dẫn đến tử vong.

" Hai Tân! Mày đi xuống Bàu thì đi rìa vòng ngoài thôi! Đừng đi sâu vào trong! Mày không biết đường bên trong cẩn thận lạc! là ra không được đâu đấy!" Khi Nguyễn Văn Tân đi xuống sát mép đầm môn thì từ phía xa xa vọng đến tiếng nhắc nhở của ba hắn.

" Ông già! Biết rồi!" Hắn cũng đứng phía dưới gào cổ lên một tiếng rồi bắt đầu đi dọc theo Bàu Môn.

Dọc theo đường đi cũng xuất hiện rất nhiều vết tích do con người để lại, chủ yếu là dấu vết cắt lá môn về để nấu cháo heo. Hay là một số người cũng như gia đình hắn cũng muốn dùng một số thủ thuật đánh bắt cá như đặt Lờ, cắm câu để kiếm thêm một chút cá cải thiện bữa ăn.

Nguyễn Văn Tân đi ngược lên xóm trên chừng 10 phút thì phát hiện từ trong đầm môm đi ra một người đàn ông tuổi chừng 40, trên tay còn xách theo một cái Lờ bằng tre, bên trong chứa cũng không ít cá. Chủ yếu là cá rô đồng cùng 2 3 con cá trê trắng to bằng ngón chân cái.

p/s: Cái Lờ là một công cụ bẫy cá

Người đàn ông này tên là Lành, nhưng vì đứng thứ 10 trong nhà cho nên được gọi là Mười Lành.

" Chú Mười! đi đặt lờ à! Có cá không?" Nguyễn Văn Tân tỏ ra thân thiện hỏi.

" Hôm qua mưa lớn, nước lên! Mấy con cá ngộp hết trơn! Sáng ra chỉ còn được nhiêu đây!" Mười Lành giơ cao cái lờ trong tay mình cho Nguyễn Văn Tân xem.

" Cũng được nhiều đấy chứ! Hôm qua ông già đặt lươn! ch.ết hết ráo! Không còn một con luôn!" Nguyễn Văn Tân cũng chào hỏi một cách xã giao.

" Hai Tân! Mày đi đâu đấy! hôm nay mày không đi lên trấn à! Khi sáng tao thấy đám con nhà Năm Rô cưỡi xe đạp đi lên trấn uống café rồi! tụi nó không rủ mày à!" Mười Lánh cũng không nóng không lạnh hời hợt nói.

Ở cái xã đội này ai chẳng viết Nguyễn Văn Tân hắn là một đứa tham ăn, biếng làm, nhưng lại thích đua đòi. Nhà thì nghèo, nhưng lại thích chơi chung với mấy đứa con nhà giàu trong xã hội.

Cho nên đối với Nguyễn Văn Tân thái độ của hàng xóm láng giềng thật sự là rất không ưa nhìn, thậm chí có khi còn ghét ra mặt. gặp mặt còn không thèm chào. Chứ như gã Mười Lành này thì vẫn còn tốt tính chán.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện