002
Ngày hôm đó, tôi đã đến thăm một ngôi đền nổi tiếng ở thành phố Kyoto, tỉnh Kyoto, Nhật Bản. Nếu mọi người biết tôi đã đến thăm ngôi đền đó thì danh tiếng của nó có khi sẽ tổn hại nên tên ngôi đền tôi xin phép được bí mật. Cái ngày hôm đó với tôi là cái ngày kỉ niệm tôi bị dính vào câu chuyện tình yêu, vì vậy, một người luôn sống nghiêm túc như tôi, kí ức chính xác về nó - hai người đó - là hai con người để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi, là một ngày không thể chối bỏ.
Chuyện tôi nhớ được ngày hôm đó đơn giản thì đó là một ngày trong số ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, một ngày vô cùng dễ dàng để nhớ. Ngày hôm đó, chính là ngày một tháng một.
Là tết nguyên đán.
Chuyện tôi đến chùa là vì cứ hai năm một lần tôi lại viếng chùa vào dịp nguyên đán.
Tất nhiên chuyện đó là nói dối thôi. Tôi không phải là loại người có niềm tin sâu sắc, chính xác tôi có phải con người hay không cũng rất đáng ngờ, do đó, tôi cho là trên thế giới này không có thần mà cũng chẳng có phật, hay cũng như việc tôi không muốn bị đánh đồng với những con người sẵn sàng vứt bỏ tiền- một thứ quan trọng hơn tất cả, hơn cả sinh mạng- như vứt rác.
Nếu đó mà là người thì tôi không phải là người cũng được.
Đại thể, ngày xưa tôi là một người có dính vào một vụ lừa lọc của một tôn giáo khá có quy mô. Bị lừa lọc, bì chà đạp. Thế giới này, nếu không có thần, không có phật, thì con người không phải đổ nước mắt , cũng không phải đổ máu.
Những con người như thế, chắc chắn sẽ chẳng có chuyện đi viếng chùa đầu năm, mà cứ cho là có đi đi chăng nữa, thì thần linh cũng chắc chắn không nhận được đồ cúng biếu của họ đâu. Có lẽ là quyết không bước vào cửa, đến trước hòm tiền cúng rồi lập tức quay về cũng nên.
Tất nhiên hoàn toàn không phải là để chơi cho vui đâu..
Vậy nếu nói đến đền để làm gì, trong khi từ ngày lễ nguyên đán, trong đền đã quá đông người, thì đương nhiên là vì công việc làm thêm của quản đền. Làm gì có chuyện đó đúng không. Chuyện họ tuyển mộ làm thêm Miko tại các đền tôi cũng có biết, nhưng chuyện quản đền mà là việc làm thêm thì đâu thể được. Mà không, ngày từ bàn đầu thì Miko chắc chắn cũng không thể là việc làm thêm được rồi. Nếu bắt tôi nói thì đó là một sự lừa đảo vĩ đại
Đương nhiên là tôi không hề có ý phán xét đó như là một việc lừa đảo. Tôi còn muốn vận động mọi người tham gia vào nữa. Vì nói cho cùng thì với nửa số quan khách, họ rất thích thú với không khí viếng đền đầu năm này.
Con người cứ tin tưởng không một chút nghi ngờ, rằng một cô gái mặc trang phục dành cho Miko, thì cô ta là Miko, bị lừa là chuyện đương nhiên.
Tin tưởng, tức là muốn bị lừa, tôi luôn nghĩ như vậy.
Và vì vậy, lý do tôi đến viếng đền vào mồng một chỉ là để nhìn ngắm đám người đó, chỉ vậy thôi. Để quan sát đám người phân nửa đến đền chỉ để chơi, rồi ném tiền- thứ quan trọng hơn cả sinh mang- như ném một đống rác, để nghiên cứu đời sống của những kẻ như vậy, tôi mới đến đền.
Một công dân lương thiện
Một công dân kiểu mẫu, sợ hãi phải nghi ngờ.
Tôi không thể trở thành như vậy, trở thành như vậy thì tất cả sẽ chấm dứt, vì nghĩ thế, nên mỗi năm tôi đều đi viếng đền.
Dẫu không phải mồng một, dẫu giữa mùa hè, những lúc cảm thấy bế tắc hay thất bại trong công việc, tôi thường đến một ngôi đền nào đó để thư giãn tinh thần.
Mà dù không đông như lễ nguyên đán, dẫu không ném tiền như ném rác, thì lúc có vài ba người đến.
Lúc nào cũng có những vị khách ngu ngốc.
Lúc nào cũng có những người như thế.
Nhìn ngắm những người đó, không để trở thành như họ, trở thành như thế thì tất cả sẽ chấm dứt, tôi luôn nghĩ vậy.
Một lời cảnh báo.
Là một lời tự cảnh báo.
Có lẽ nếu nói như vậy thì có vẻ giống một một lời tự cảnh báo thật, nhưng thực ra thì có thể có một lý do hoàn toàn khác. Thật sự thì, có lẽ là tôi cầu chúc cho một năm đầy sức khỏe, hay thậm chí là phúc vận tràn đầy cũng nên.
Vậy đấy, nếu mà xét những việc “Có lẽ” liên quan đên tôi, chắc không có giới hạn, có lẽ vậy.
Nói tóm lại, lý do tôi nói đã ở ngôi đền này, là do từ rày về sau nó hoàn toàn không liên quan đến tôi nữa, nên có thật hay không cũng không sao. Quan trọng là, vào lúc này, tôi đang ở một ngôi đền tại Kyoto.
Đương nhiên Kyoto không phải là nơi tôi sinh sống. Cũng không phải là ghé qua ngôi đền lân cận. Chính xác thì, với tôi, khái niệm về “Nơi sống” là không hề có. có lẽ là tôi có quyền được có cái gọi là hộ khẩu. Nhưng mà tôi đã bán mất từ thời còn đi học rồi. Mà nói là bán lúc thời đi học là nói dối, nói đã bán là nói dối một nửa, nhưng chuyện bây giờ tôi là một kẻ không có hộ khẩu, là thật. Người có tên Kaiki Deishuu đã chết trong một vụ tai nạn giao thông mấy năm trước rồi. Tất nhiên là khi đó thì chuyện được trả phần nào đó tiền bảo hiểm là quyền lợi đương nhiên của tôi.
Vậy nên, dẫu có là một câu chuyện hư cấu, cũng là một sự lừa dối dở tệ.
Dẫu vậy, chuyện bây giờ tôi là một kẻ vô gia cư, tôi xin thề với trời đất là không hề sai. Tôi không nói chuyện đó tại đền, nhưng tôi xin thề với trời đất như vậy.
Xét về điểm đó, tôi và Oshino Meme-một người bạn rất thân- có lẽ là có cách sống không khác nhau mấy. Nếu mà nói có điểm khác, thì đó là hắn thích ngủ tại những nơi xập xệ còn tôi lại thích những khách sạn sang trọng, chỉ duy nhất điểm đấy thôi.
Là sở thích của mỗi người, nên không thể nói là quý phái hay bần cùng được. Vì tôi cũng chắc chắn rằng, Oshino, hắn ghét những đồng tiền bẩn, điện thoại di động hay những khách sạn sa hoa cũng ngang việc tôi thà chết không ngủ trong lều vậy.
Chắc hẳn rằng, nếu so sánh cuộc sống vô gia cư của hắn như một công việc nghiên cứu ngoài trời thì cuộc sống vô gia cư của tôi giống như một cuộc trốn chạy vậy. Nếu xét đó là bần cùng hay quý phái, thì quả nhiên hắn là người quý phái còn tôi là kẻ bần cùng. Chắc vậy.
Nói tóm lại, khi đó chuyện tôi ở Kyoto không phải vì tôi là người Kyoto. Tôi cũng không thể sử dụng tiếng địa phương ở Kyoto trôi chảy một cách không thể bị nghi ngờ. Cũng không thể nuốt trôi cái thuyết âm dương ở thành phố này được..
Thật sự thì, một cách đơn giản, nói đến viếng đền đầu năm, là nói đến Kyoto, với lý do đó, mồng một hằng năm tôi đều đến Kyoto. Đó có phải là một lời nói dối dở tệ một cách đáng thương không.
Mà ở đất này, đúng ở đây, thì mọi chỗ đều tuyệt. Dù là đền nổi tiếng ở Tokyo hay đến nổi tiếng ở Fukuoka, thì đều rất tuyệt.
Chỉ là nói Kyoto thì mọi người sẽ dễ hiểu hơn nên tôi mới nói là tại Kyoto, hãy hiểu cho tôi, chứ thật sự thì nơi nào tôi cũng không quan tâm. Thật sự là có nghĩ tôi có một ngày mồng một tuyệt đẹp ở nước ngoài, hay ở Hawaii thì cũng không hề có một chút vấn đề nào hết, nếu thích có thể nghĩ tôi đang ở vùng nào đó có chiến sự cũng được. Chỉ là tôi sẽ bị cấm vào, tại những thị trấn nơi có những bài đồng dao cất lên trong hòa bình thì tuyệt đối là không, nhưng vì thế, xin cứ nghĩ là nó không đáng tin cũng được.
Muốn thế nào cũng được.
Dẫu có sao cũng không quan trọng.
Tôi có ở nơi nào, với tâm trạng gì, hành động ra sao thì với với điểm bắt đầu của câu truyện này cũng không có ý nghĩa gì cả.
Điểm bắt đầu là ở đâu nhỉ. đương nhiên vì tôi là người ngoài cuộc, nên đến tận sau cùng của sau cùng, đến tận khi dải băng kết thúc bị đứt, quả thật cũng chỉ là là người ngoài cuộc mà thôi.
Nên thứ quan trọng ở đây là thời gian.
Thời gian.
Là những lịch trình như ngày giờ, tháng, năm. Chỉ có những thứ ấy mới quan trọng. Lý do mà trong một năm, ngày mồng một để lại ấn tượng sâu đậm nhất, lưu lại trong kí ức lâu nhất, đương nhiên, là vì đó là một ngày đặc biệt, kể cả với một con người như tôi cũng không phải là ngoại lệ. Đối với một ông chú đã không thấy một chút ý nghĩa nào ở cả ký nghỉ hè,cả nghỉ đông, cả nghỉ xuân,như tôi còn vậy huống chi là với tuổi học trò, gì nhỉ, được nhận tiền mừng tuôi rồi thiệp chúc tết, thì chắc chắn là một ngày rất quan trọng rồi.
Một ngày quan trọng như vậy, tôi đã nhận được một cuộc điện thoại.
Một cuộc điện thoại từ một học sinh cấp ba.
“Alô, Kaiki? Tôi đây, Senjougahara đây.”
Một cái tên được xướng lên sắc như dao.
Nếu chỉ nghe không thôi, tuyệt đối không thể nghĩ đó là một học sinh cấp ba được.
“Có một người tôi muốn bị ông lừa đấy.”
Ngày hôm đó, tôi đã đến thăm một ngôi đền nổi tiếng ở thành phố Kyoto, tỉnh Kyoto, Nhật Bản. Nếu mọi người biết tôi đã đến thăm ngôi đền đó thì danh tiếng của nó có khi sẽ tổn hại nên tên ngôi đền tôi xin phép được bí mật. Cái ngày hôm đó với tôi là cái ngày kỉ niệm tôi bị dính vào câu chuyện tình yêu, vì vậy, một người luôn sống nghiêm túc như tôi, kí ức chính xác về nó - hai người đó - là hai con người để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi, là một ngày không thể chối bỏ.
Chuyện tôi nhớ được ngày hôm đó đơn giản thì đó là một ngày trong số ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, một ngày vô cùng dễ dàng để nhớ. Ngày hôm đó, chính là ngày một tháng một.
Là tết nguyên đán.
Chuyện tôi đến chùa là vì cứ hai năm một lần tôi lại viếng chùa vào dịp nguyên đán.
Tất nhiên chuyện đó là nói dối thôi. Tôi không phải là loại người có niềm tin sâu sắc, chính xác tôi có phải con người hay không cũng rất đáng ngờ, do đó, tôi cho là trên thế giới này không có thần mà cũng chẳng có phật, hay cũng như việc tôi không muốn bị đánh đồng với những con người sẵn sàng vứt bỏ tiền- một thứ quan trọng hơn tất cả, hơn cả sinh mạng- như vứt rác.
Nếu đó mà là người thì tôi không phải là người cũng được.
Đại thể, ngày xưa tôi là một người có dính vào một vụ lừa lọc của một tôn giáo khá có quy mô. Bị lừa lọc, bì chà đạp. Thế giới này, nếu không có thần, không có phật, thì con người không phải đổ nước mắt , cũng không phải đổ máu.
Những con người như thế, chắc chắn sẽ chẳng có chuyện đi viếng chùa đầu năm, mà cứ cho là có đi đi chăng nữa, thì thần linh cũng chắc chắn không nhận được đồ cúng biếu của họ đâu. Có lẽ là quyết không bước vào cửa, đến trước hòm tiền cúng rồi lập tức quay về cũng nên.
Tất nhiên hoàn toàn không phải là để chơi cho vui đâu..
Vậy nếu nói đến đền để làm gì, trong khi từ ngày lễ nguyên đán, trong đền đã quá đông người, thì đương nhiên là vì công việc làm thêm của quản đền. Làm gì có chuyện đó đúng không. Chuyện họ tuyển mộ làm thêm Miko tại các đền tôi cũng có biết, nhưng chuyện quản đền mà là việc làm thêm thì đâu thể được. Mà không, ngày từ bàn đầu thì Miko chắc chắn cũng không thể là việc làm thêm được rồi. Nếu bắt tôi nói thì đó là một sự lừa đảo vĩ đại
Đương nhiên là tôi không hề có ý phán xét đó như là một việc lừa đảo. Tôi còn muốn vận động mọi người tham gia vào nữa. Vì nói cho cùng thì với nửa số quan khách, họ rất thích thú với không khí viếng đền đầu năm này.
Con người cứ tin tưởng không một chút nghi ngờ, rằng một cô gái mặc trang phục dành cho Miko, thì cô ta là Miko, bị lừa là chuyện đương nhiên.
Tin tưởng, tức là muốn bị lừa, tôi luôn nghĩ như vậy.
Và vì vậy, lý do tôi đến viếng đền vào mồng một chỉ là để nhìn ngắm đám người đó, chỉ vậy thôi. Để quan sát đám người phân nửa đến đền chỉ để chơi, rồi ném tiền- thứ quan trọng hơn cả sinh mang- như ném một đống rác, để nghiên cứu đời sống của những kẻ như vậy, tôi mới đến đền.
Một công dân lương thiện
Một công dân kiểu mẫu, sợ hãi phải nghi ngờ.
Tôi không thể trở thành như vậy, trở thành như vậy thì tất cả sẽ chấm dứt, vì nghĩ thế, nên mỗi năm tôi đều đi viếng đền.
Dẫu không phải mồng một, dẫu giữa mùa hè, những lúc cảm thấy bế tắc hay thất bại trong công việc, tôi thường đến một ngôi đền nào đó để thư giãn tinh thần.
Mà dù không đông như lễ nguyên đán, dẫu không ném tiền như ném rác, thì lúc có vài ba người đến.
Lúc nào cũng có những vị khách ngu ngốc.
Lúc nào cũng có những người như thế.
Nhìn ngắm những người đó, không để trở thành như họ, trở thành như thế thì tất cả sẽ chấm dứt, tôi luôn nghĩ vậy.
Một lời cảnh báo.
Là một lời tự cảnh báo.
Có lẽ nếu nói như vậy thì có vẻ giống một một lời tự cảnh báo thật, nhưng thực ra thì có thể có một lý do hoàn toàn khác. Thật sự thì, có lẽ là tôi cầu chúc cho một năm đầy sức khỏe, hay thậm chí là phúc vận tràn đầy cũng nên.
Vậy đấy, nếu mà xét những việc “Có lẽ” liên quan đên tôi, chắc không có giới hạn, có lẽ vậy.
Nói tóm lại, lý do tôi nói đã ở ngôi đền này, là do từ rày về sau nó hoàn toàn không liên quan đến tôi nữa, nên có thật hay không cũng không sao. Quan trọng là, vào lúc này, tôi đang ở một ngôi đền tại Kyoto.
Đương nhiên Kyoto không phải là nơi tôi sinh sống. Cũng không phải là ghé qua ngôi đền lân cận. Chính xác thì, với tôi, khái niệm về “Nơi sống” là không hề có. có lẽ là tôi có quyền được có cái gọi là hộ khẩu. Nhưng mà tôi đã bán mất từ thời còn đi học rồi. Mà nói là bán lúc thời đi học là nói dối, nói đã bán là nói dối một nửa, nhưng chuyện bây giờ tôi là một kẻ không có hộ khẩu, là thật. Người có tên Kaiki Deishuu đã chết trong một vụ tai nạn giao thông mấy năm trước rồi. Tất nhiên là khi đó thì chuyện được trả phần nào đó tiền bảo hiểm là quyền lợi đương nhiên của tôi.
Vậy nên, dẫu có là một câu chuyện hư cấu, cũng là một sự lừa dối dở tệ.
Dẫu vậy, chuyện bây giờ tôi là một kẻ vô gia cư, tôi xin thề với trời đất là không hề sai. Tôi không nói chuyện đó tại đền, nhưng tôi xin thề với trời đất như vậy.
Xét về điểm đó, tôi và Oshino Meme-một người bạn rất thân- có lẽ là có cách sống không khác nhau mấy. Nếu mà nói có điểm khác, thì đó là hắn thích ngủ tại những nơi xập xệ còn tôi lại thích những khách sạn sang trọng, chỉ duy nhất điểm đấy thôi.
Là sở thích của mỗi người, nên không thể nói là quý phái hay bần cùng được. Vì tôi cũng chắc chắn rằng, Oshino, hắn ghét những đồng tiền bẩn, điện thoại di động hay những khách sạn sa hoa cũng ngang việc tôi thà chết không ngủ trong lều vậy.
Chắc hẳn rằng, nếu so sánh cuộc sống vô gia cư của hắn như một công việc nghiên cứu ngoài trời thì cuộc sống vô gia cư của tôi giống như một cuộc trốn chạy vậy. Nếu xét đó là bần cùng hay quý phái, thì quả nhiên hắn là người quý phái còn tôi là kẻ bần cùng. Chắc vậy.
Nói tóm lại, khi đó chuyện tôi ở Kyoto không phải vì tôi là người Kyoto. Tôi cũng không thể sử dụng tiếng địa phương ở Kyoto trôi chảy một cách không thể bị nghi ngờ. Cũng không thể nuốt trôi cái thuyết âm dương ở thành phố này được..
Thật sự thì, một cách đơn giản, nói đến viếng đền đầu năm, là nói đến Kyoto, với lý do đó, mồng một hằng năm tôi đều đến Kyoto. Đó có phải là một lời nói dối dở tệ một cách đáng thương không.
Mà ở đất này, đúng ở đây, thì mọi chỗ đều tuyệt. Dù là đền nổi tiếng ở Tokyo hay đến nổi tiếng ở Fukuoka, thì đều rất tuyệt.
Chỉ là nói Kyoto thì mọi người sẽ dễ hiểu hơn nên tôi mới nói là tại Kyoto, hãy hiểu cho tôi, chứ thật sự thì nơi nào tôi cũng không quan tâm. Thật sự là có nghĩ tôi có một ngày mồng một tuyệt đẹp ở nước ngoài, hay ở Hawaii thì cũng không hề có một chút vấn đề nào hết, nếu thích có thể nghĩ tôi đang ở vùng nào đó có chiến sự cũng được. Chỉ là tôi sẽ bị cấm vào, tại những thị trấn nơi có những bài đồng dao cất lên trong hòa bình thì tuyệt đối là không, nhưng vì thế, xin cứ nghĩ là nó không đáng tin cũng được.
Muốn thế nào cũng được.
Dẫu có sao cũng không quan trọng.
Tôi có ở nơi nào, với tâm trạng gì, hành động ra sao thì với với điểm bắt đầu của câu truyện này cũng không có ý nghĩa gì cả.
Điểm bắt đầu là ở đâu nhỉ. đương nhiên vì tôi là người ngoài cuộc, nên đến tận sau cùng của sau cùng, đến tận khi dải băng kết thúc bị đứt, quả thật cũng chỉ là là người ngoài cuộc mà thôi.
Nên thứ quan trọng ở đây là thời gian.
Thời gian.
Là những lịch trình như ngày giờ, tháng, năm. Chỉ có những thứ ấy mới quan trọng. Lý do mà trong một năm, ngày mồng một để lại ấn tượng sâu đậm nhất, lưu lại trong kí ức lâu nhất, đương nhiên, là vì đó là một ngày đặc biệt, kể cả với một con người như tôi cũng không phải là ngoại lệ. Đối với một ông chú đã không thấy một chút ý nghĩa nào ở cả ký nghỉ hè,cả nghỉ đông, cả nghỉ xuân,như tôi còn vậy huống chi là với tuổi học trò, gì nhỉ, được nhận tiền mừng tuôi rồi thiệp chúc tết, thì chắc chắn là một ngày rất quan trọng rồi.
Một ngày quan trọng như vậy, tôi đã nhận được một cuộc điện thoại.
Một cuộc điện thoại từ một học sinh cấp ba.
“Alô, Kaiki? Tôi đây, Senjougahara đây.”
Một cái tên được xướng lên sắc như dao.
Nếu chỉ nghe không thôi, tuyệt đối không thể nghĩ đó là một học sinh cấp ba được.
“Có một người tôi muốn bị ông lừa đấy.”
Danh sách chương