" Vậy thì được! Tèo! Lát nữa! mày chạy sang nhà Hai Lâm! Mày kêu với nó! Lươn của nó! Kể từ hôm nay cho đến về sau! Tao thu hết! tiền tươi! 1 đồng rưỡi một ký!" Nguyễn Văn Tân mạnh miệng nói.

" Hả! Cái gì?" Thằng Tư Tèo cùng thằng Năm Nhòng cùng nhau đồng thanh, có chút không tin.

Giá lươn ngoài thị trường lúc này cao lắm thì cũng 2 đồng/kg. nhưng đây là cái giá ở ngoài trấn. còn giá thường ngày thì cũng chỉ từ 1 đồng cho đến 1 đồng 5 hào một ký mà thôi.

Vậy mà Nguyễn Văn Tân một ngụm nói 1kg một đồng rưỡi. mà có bao nhiêu thu hết! như vậy, không những không thể kiếm lời, thậm chí còn lỗ sặc máu.

" Anh Hai! Như vậy có được không? Mình lên trấn bán lươn có 2 đồng/kg mà phải lươn bự mới được cái giá đó! Mà mình thu của nhà Hai Lâm 1 đồng rưỡi giá sa cạ (lươn xô, không phân loại) như vậy mình làm sao có lời. !" thằng Tư Tèo có chút lo lắng nói.

" Mày nghĩ tao tốn công lên trấn mà chỉ bán lươn giá 2 đồng à! Mày thấy hai đồng có thể mua được mấy con lươn tao làm khi sáng không? Mẹ kiếp! đừng có nhiều lời! mày không đi! Thì tao kêu con Bé nó đi!" Nguyễn Văn Tân trừng mắt nhìn thằng em thứ tư của mình.

" Đi! Đi! Em là được chứ gì!" Tư Tèo xụ mặt làu bàu trong miệng.

Nghỉ ngơi thêm một chút ba anh em cũng thu dọn trở về nhà, dù sao lúc này trời cũng đã khá trưa, cũng chuẩn bị đến giờ ăn cơm.

" Anh Tân! Anh sao vậy! áo anh đâu! Sao người anh ướt nhẹp vậy?" Phương Oanh đang nấu cơm trong bếp thì nhìn thấy Nguyễn Văn Tân với bộ dạng nhếch nhác, trên vai còn vác thêm một bó ngó môn liền không nhịn được mà ân cần hỏi thăm.

" Đi kiếm tiền! ha ha ha!" Nguyễn Văn Tân đặt bó ngó môn xuống góc nhà rồi chuẩn bị đi tắm, theo sau hai thằng Tư Tèo cùng Năm Nhòng cũng xum xoe giơ chiến lợi phẩm của Nguyễn Văn Tân ra.

" Chị Oanh! Chị xem anh hai bắt nè!" Thằng Năm Nhòng giơ con Cua Đinh lên ý định khoe khoang.

Lúc này mẹ của hắn cũng từ trong phòng bước ra, khi nhìn thấy con cua đi to như thế, mắt cũng sáng ra.

" Ui! Là Cua Đinh! Con này mai mang đi bán ít nhất cũng kiếm được 60 đồng! thằng Năm! Ai bắt vậy?" Mẹ hắn nhìn chằm chằm con Cua Đinh.

" Là anh Hai!" Năm Nhòng mắt sáng rực nói.

" Mày mang vào trong khạp nước! rồi rọng nó bên trong đi! Kẻo nó ch.ết! mai lại bán không được giá!" Mẹ hắn tùy tiện phân phó.

" Mà tụi mày hái chi nhiều ngó môn vậy! tính cho heo ăn à!" Mẹ hắn nhìn thấy hai bó ngó môn để trong góc liền có chút tò mò hỏi.

" Là anh Hai hái! Anh hai nói! Mai mang lên trấn bán! Bán chung với mấy con lươn! ảnh con kêu con! Lát nữa chạy sang nhà Hai Lâm mua lươn bên nhà đó nữa!" Thằng Tư Tèo thành thật nói.

" Nó có bị khùng không vậy? Bộ ông già nhà nó không bắt lươn được hay sao? Mày dẹp đi cho tao! Chuyện có nó! Để tao xử!" Mẹ hắn hùng hùng hổ hổ muốn đi tìm Nguyễn Văn Tân. Nhưng lúc này Nguyễn Văn Tân đã đứng ở sau giếng bắt đầu tắm táp, gội rửa rồi.

Chừng 10 phút sau hắn mới vào nhà, vừa mới bước vào nhà đã nhìn thấy sắc mặt khó chịu của mẹ hắn rồi.

" Hai Tân! Mày tính làm cái gì nữa hả! mày biết nhà mình giờ eo hẹp lắm không? Trước mắt cần phải dùng biết bao nhiêu là tiền không? Vừa chuẩn bị đám cưới của mày, vừa lo tết nhất! tao với ba mày lo đến bạc trắng cả đầu! mà mày cũng không chịu hiểu! không chị nghe lời gì hết vậy!" Nguyễn Văn Tân vừa mới tắm xong, đầu tóc còn lau chưa khô đã bị ăn chửi té tát rồi.

" Má! Có chuyện gì vậy má! Cơm chín chưa! Con đói quá!" Nguyễn Văn Tân giả ngu ngơ nói.

" Mày đừng có ở đó giả điên với tao! Tao hỏi mày! Tự làm sao lại muốn đi mua lươn nhà thằng Hai Lâm. Bộ ba mày không có hả! Mày muốn kiếm tiền thì tao cho mày kiếm! chứ mày muốn phá thì cái nhà này không còn một đồng cắc để cho mày phá đâu!" Mẹ hắn tức giận chỉ thẳng mặt hắn mà mắng.

" Ui! Bà Ba! Bà Ba bớt giận! tưởng chuyện gì! Ai ngờ chuyện này! Khà khà khà!" Nguyễn Văn Tân vội chạy đến phía sau lưng mẹ hắn bóp vai, nhịn nọt.

" Má! Sáng má ăn món Lươn con làm chưa? Có ngon không?" Nguyễn Văn Tân bắt đầu lên kế hoạch dụ dỗ mẹ của hắn.

" Ăn rồi! mày học cái món đó ở đâu vậy! công nhận ngon thiệt!" Mẹ hắn dù rất tức giận nhưng cũng phải khen một câu.

" Vậy theo mẹ! một bà trùm bán thịt heo tại chợ đen! Thì cái món Lươn một nắng này của con! Khi bán có người mua không?" Nguyễn Văn Tân tỏ ra trịnh trọng nói.

" Mày tính bán thứ này! Làm sao được?" Mẹ hắn chau mày khó hiểu.

Thật ra ý định của Nguyễn Văn Tân nằm ngoài nhận thức của mẹ hắn. Theo quan niệm của mẹ hắn, cũng như hầu hết người dân trong xã hội lúc này đều có một quan niệm thức ăn chỉ có thể bán ra bên ngoài ở bốn dạng. thứ nhất là nguyên liệu tươi sống, thứ hai là đồ đóng hộp, thứ ba là đồ khô và cuối cùng là sản phẩm được nấu chín.

Nếu như Nguyễn Văn Tân mang số lươn đã tẩm ướp gia vị khi mang đi phơi khô thì nó sẽ trở thành sản phẩm đồ khô, có thể bảo quản được lâu. Người mua có thể mang về nhà tích trữ. Như vậy mẹ hắn có thể chấp nhận được.

Nhưng Lươn chỉ tẩm ướp gia vị thôi rồi mang ra chợ bán, đây chỉ là sản phẩm bán thành phẩm chỉ nằm giữa nguyên liệu thô và tẩm ướp gia vị mà thôi.

Như vậy một mặt hàng như thế ai mà mua ?

Vào những năm 80 của thập niên 90 thì hình thức kinh thương loại thực phẩm bán thành phẩm như thế này hầu như không có tiền lệ, thậm chí còn chưa xuất hiện. Nhưng kể từ những năm 2003 trở đi hệ thống lưới điện quốc gia bao phủ từ bắc tới nam. Cũng như điều kiện kinh tế đất nước ngày càng đi lên.

Cho nên điều kiện sống của người dân cũng dần dần được tăng cao, những sản phẩm như Lươn khô một nắng này của Nguyễn Văn Tân xuất hiện rất nhiều. mà Nguyễn Văn Tân đã chớp được cái thời cơ đó đã xây dựng cho mình một đế chế đồ khô Lươn một nắng nổi tiếng.

" Mình chưa bán làm sao mà biết! mẹ yên tâm! Con nghiên cứu kỹ lắm rồi! lần này đánh chắc chắn thắng!" Nguyễn Văn Tân tỏ ra tự tin nói.

" Mày mua lươn nhà thằng Hai Tân giá một đồng rưỡi! rồi mày bán giá bao nhiêu? Tao thấy cái kia mày làm cũng tốn khá nhiều công sức!" Mẹ hắn thấp giọng hỏi.

" Thấp nhất là 5 đồng 1kg. !" Nguyễn Văn Tân tỏ ra tự tin.

" Hả! 5 đồng! mày tính đi ăn cướp hay gì? Mày tưởng đầu năm nay kiếm tiền dễ lắm à! Tao có 5 đồng thì tao mang đi mua nửa ký gạo ăn còn ngon hơn!" Mẹ hắn tức giận trừng mắt nhìn hắn.

" Heyyy. . . . ! Đúng là cái nghèo làm giới hạn đầu óc của con người mà! Má ơi! Nhà mình nghèo! Xóm mình nghèo! Chứ không đồng nghĩa với người khác ai nấy đều nghèo!"

" Má có biết không? Lúc con lên trấn đi chơi! Con có nghe thấy người ta nói! Lương của công ty điện tử Đông Linh trên trấn! má biết bao nhiêu một tháng không?"

" Là 120 đồng đó! Mà đó chỉ là lương của công nhân cấp 3! Lương công nhân cấp 4 là 180 đồng!" Nguyễn Văn Tân tỏ ra ánh mắt hâm mộ nói.

Công ty điện tử Đông Linh là một trong những xí nghiệp quốc doanh nổi tiếng tại Long Khánh, chuyên sản xuất các sản phẩm gia dụng điện tử như quạt điện, máy bơm nước, mô tơ, ổ cắm điện, chuôi bóng đèn. . .

Vì là công ty điện tử cho nên yêu cầu công nhân đầu vào rất cao, buộc phải tốt nghiệp hết cấp 2 và phải có trình độ học vấn, nghề nghiệp liên quan đến điện tử mới được phép nhận vào nhà máy làm việc.

Cho nên lương công nhân của nhà máy Đông Linh rất cao so với mặt bằng chung của xã hội lúc bấy giờ.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện