Người đời sau thường nói “Phán xét của Vua giải phóng” để ngụ ý một lời “Phán xét công bằng.” Thông thường, các cuộc xét xử sẽ diễn ra ở cấp thống đốc, nhưng đôi khi phải trình lên nhà vua nếu vụ việc phức tạp hơn. Thời còn là thái tử, Arslan cũng có một số kinh nghiệp xét xử ở cảng Gilan. Chàng cố gắng thấu hiểu tình cảnh của mọi người và áp dụng vào phương pháp cai trị. Chàng triệu tập những người có địa vị thấp đến dinh thự của quan địa phương và thẩm vấn họ. Khi ấy, chàng thường dùng một tấm màn dệt đặc biệt che chắn để người bên kia không nhìn thấy mặt mình. Ấy không phải vì thói trịch thượng, mà bở chàng thường ẩn danh, cùng Elam hoặc Jaswant ra ngoài cung tuần tra. Những khi vi hành như vậy mà bị dân chúng phát hiện thì rất phiền hà.
Tể tướng Lucian và các quan chức khác không muốn Arslan cải trang vi hành như thế. Lỡ thân thể cao quý của nhà vua bị tổn hại thì không ai gánh nổi trách nhiệm. Họ lo lắng như thế cũng không sai, nhưng phó tể tướng Narsus lại cực kỳ bình tĩnh.
“Đó là thú vui tiêu khiển duy nhất của bệ hạ. Hơn nữa, có Elam và Jaswant đi cùng, sẽ không xảy ra chuyện gì đâu.”
“Đúng, thú vui của bệ hạ khác với Narsus, sẽ không làm hại ai cả. Ý ngài có phải thế không?”
“Ồ, lời nói của ta khó hiểu quá ư?”
“Không phải khó hiểu, chỉ là ta cảm thấy hình như ngài có động cơ thầm kín nào đó.”
“Ta chỉ nói lời từ tận đáy lòng.”
Nhìn chung, Arslan vi hành thì vẫn vi hành. Chẳng hiểu sao người ta luôn thích những câu chuyện “nhà vua hay hoàng tử giả làm dân thường”. Các thi sĩ Pars cũng thường kể về truyền thuyết vua thánh hiền Ramshid và vua anh hùng Kai Khosrow. Cả hai vị thường cải trang, đi quan sát tình hình đời sống nhân dân dưới thời trị vì của họ. Vua Ramshid là một nhà phán quyết sáng suốt như thần. Người ta thường nói “Hãy nhìn vào tấm gương của Ramshid!”, ý nói “Công lý và sự thật sẽ được sáng tỏ.” Trong mỗi phiên tòa ở Pars, mọi người vẫn luôn dùng câu này.
Danh hiệu “Vua giải phóng” được lan truyền rộng rãi sau khi Arslan lên ngôi. Tuy nhiên, vì danh hiệu ấy quá lớn lao, Arslan không thể gánh nổi.
“Bệ hạ đã giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của quân xâm lược Lusitania, bãi bỏ chế độ nô lệ. Chỉ riêng hai điều này thôi đã đủ chứng minh người xứng đáng với ba chữ ấy rồi.” Dù Dariun và những người khác cố hết sức thuyết phục nhưng Arslan vẫn thấy hổ thẹn. Chàng tin ngay cả vua thánh hiền và vua anh hùng khi trước cũng cảm thấy như chàng. Tuy nhiên, cả hai vị ấy đều có công lao tương xứng với danh hiệu, còn Arslan không thể nhận mình ngang hàng với họ.
Dù đánh bại Mirs ở phía tây và Turk ở phía đông vào mùa thu năm nay, nhưng họ chỉ thu về được vài món vũ khí đối phương bỏ lại, chứ không lấy thêm một mảnh đất hay một đồng vàng nào.
“Cuộc xâm lược của Turk dù chỉ có quy mô nhỏ nhưng hẳn là có nguyên nhân sâu xa, ta cần chú ý hơn nữa.” Narsus nói với Dariun và Kishward, đề nghị điều tra.
Narsus không tin là Mirs và Turk thông đồng với nhau, điều động tấn công cùng lúc. Hai nước họ cách xa nhau đến mức việc duy trì liên lạc thôi đã đủ khó khăn. Nếu Pars tiếp tục suy yếu, bọn họ sẽ hưởng lợi, nhưng nếu coi đó là mục đích chung để bắt tay hợp tác thì quá mơ hồ.
Có lẽ chỉ là hai nước này “ý tưởng lớn gặp nhau” chăng? Narsus thật sự cảm thấy bất an với cái sự tình cờ đó.
Sindhura là đồng minh duy nhất của Pars, nhưng dù sao mối quan hệ cũng chỉ gắn với vua Rajendra. Nếu tình hình Pars bất ổn, hắn có thể trở mặt ngay tức thì. Không thể để hắn làm thế, chí ít là cho đến trước khi Pars ổn định vững vàng.
Trong trận Cổng sắt, Pars bắt được tướng Gurab của Turk. DÙ hắn bị đưa đến kinh đô Ecbatana giam giữ, đồng thời cũng tiến hành thẩm vấn nhưng không thu về được mấy kết quả. Trừ một chuyện duy nhất, khiến cho Narsus suy nghĩ rất lâu.
Có 5 quốc gia có quan hệ ngoại giao và cũng có mâu thuẫn với Pars : Sindhura, Turk, Turan, Mirs và Maryam. Trong số đó, Turan vẫn chưa thể vực dậy sau sự sụp đổ 3 năm trước, vua Ilterish, kẻ được mệnh danh là “chiến binh điên cuồng” chưa rõ sống chết thế nào. Tình hình Maryam thì đúng như Narsus mong đợi, cuộc chiến giữa Guiscard và Bodin đang diễn ra. Sindhura thì như đã đề cập ở trên. Không thể bỏ qua hai quốc gia còn lại là Turk và Mirs. Bởi hai nước này đã không tham gia cuộc chiến tranh bá vào năm 320 lịch Pars nên họ bảo toàn được lực lượng và của cải của mình.
Nghe đến đây, Arslan chợt nhắc đến một nhân vật khác.
“Ngài Hilmes giờ đang ở đâu?”
Arslan không phải nhà tiên tri hay thầy phù thủy. Chàng đương nhiên không biết Hilmes đã rời Pars với công chúa Irina của Maryam và giở ẩn mình tại vương quốc Turk, vạch kế hoạch xâm lược Pars với tư cách tham mưu của nhà vua. Arslan nghĩ nếu Hilmes quay lại, chàng sẵn sàng đối xử với hắn như một thành viên hoàng tộc. Nhưng Hilmes không thể gạt bỏ quá khứ và trơ tráo quay lại Pars, ngay cả một người tử tế như Arslan cũng hiểu được. Muốn cai trị và bảo vệ một vương quốc, lòng tốt thôi là chưa đủ.
Dù vậy, bản thân Arslan không bao giờ muốn từ bỏ sự nhân từ của mình. Chàng kế vị Andragoras, trở thành vị quân vương mới của xứ Pars. Chàng không muốn cai trị Pars như cách người tiền nhiệm đã làm.
Vua Andragoras làm không tệ. Nhưng sự trị vì của hoàng tộc cũ trong suốt 300 năm đã tích lũy vô số mâu thuẫn và bất công, và ngay thời điểm bế tắc nhất, quân Lusitania kéo sang xâm lược. Lusitania phá hủy trật tự cũ của Pars như một cơn gió thổi bay những cái cây già cỗi. Việc của Arslan là xây dựng lại trên nền móng tan tành đó.
Một ngày nọ, khi đọc các báo cáo thu được sau những cuộc điều tra, Narsus nói với Dariun.
“Ngươi nghe gì chưa? Hoàng tử Hilmes trở thành khách quý của vua Mirs và dẫn đầu cuộc chiến xâm lược Pars.”
“Chỉ là tin đồn thôi. Tuy nhiên, không chỉ có một người nói vậy. Năm ngoái, ta cũng nghe có một gã ngoại quốc xuất hiện cùng vua Mirs trên chiến trận.”
“Chẳng lẽ hắn chưa chịu bỏ cuộc.”
Narsus cau mày, cố gắng tư duy.
“Kể cả khi bản thân hắn muốn bỏ cuộc thì vẫn có thể bị người xung quanh xúi giục. Nói chung, chuyện hắn mang trong mình dòng máu hoàng gia cũ là không thể chối cãi, chắc chắn có vô số kẻ lợi dụng điều này vì mục đích chính trị.”
“Đúng thế, nhưng do đâu mà người ta đồn đó là hoàng tử Hilmes.”
“Vì hắn có vết thương trên má.”
Narsus dùng ngón tay đánh dấu vị trí vết thương trên má phải. Hoàng tử Hilmes, Dariun và Narsus đều có số phận riêng. Với Dairun, hắn là kẻ thù giết chú mình, Vahriz.
Chàng hiệp sĩ đen khoanh tay, chìm vào dòng suy nghĩ.
-------------------------
“Nhân tiện, còn có một báo cáo thú vị khác.”
Narsus cầm cuốn tài liệu trên bàn. Bìa làm bằng da, bên trong là giấy của xứ Serica.
“Thu được cái này từ vị khách người Turk.”
Narsus nói đến tướng Gurab, kẻ bị bắt ở Cổng sắt. Vì vị tướng này miệng kín như bưng nên Narsus đành áp dụng phương pháp truyền thống. Rượu ngon gái đẹp khiến sự thù địch của gã tan chảy như lớp băng mỏng dưới ánh mặt trời.
“Hắn nói, một người nước ngoài với nửa khuôn mặt bị che bằng lụa mỏng thường theo bên cạnh vua Kalhana của Turk. Khi người này đặt chân đến vương quốc, hắn dẫn theo một người phụ nữ. Hắn khá thiện chiến và có tài thao lược nên rất được vua Kalhana tin tưởng.” Narsus nói với Dariun.
“Có vẻ như hắn không còn đeo mặt nạ bạc nữa rồi, chẳng thoáng mát cho lắm.”
“Thế chẳng phải là mâu thuẫn với tin đồn của Mirs sao?”
“Hoàng tử Hilmes chắc chắn là một người tài giỏi, nhưng ta chưa bao giờ nghe hắn có cánh. Hắn không thể xuất hiện ở Mirs và Turk cùng lúc được.”
“Có thể là hai người.”
Narsus dường như rất vui vẻ. Anh không những hài lòng với tình hình hiện tại mà còn nghĩ cách ứng phó với các thế lực thù địch trong tương lai. Dariun đoán thế.
“Ngươi muốn hai hoàng tử Hilmes này giết lẫn nhau hả Narsus?”
“Ấy, sao lại nói toạc ra rồi.”
Họa sĩ cung đình cười vui vẻ.
“Đúng là không giấu được ngươi cái gì. Có con mắt tinh tường như vậy thì sao không nhận biết được vẻ đẹp của nghệ thuật chứ?”
“Người chú quá cố Vahriz của ta dạy, ăn nhiều đồ ăn ôi thiu hay nhìn những bức tranh thảm họa sẽ khiến người ta mất đi cảm quan vốn có, cho nên đừng có lại gần.”
“Vậy còn hoàng tử Hilmes….”
Với vẻ miễn cưỡng, Narsus chấm dứt cuộc khẩu chiến bất lợi cho mình.
“Chúng ta có cách lợi dụng tướng Gurab. Thả hắn về Turk đi.”
“Thả hắn về cũng được thôi, nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm hộ tống?”
“Một người giống Narsus ta đây, gánh trên vai trách nhiệm to lớn về nền văn hóa nghệ thuật xứ Pars…”
“Ta muốn hỏi riêng anh ta đã.”
“Việc này hợp với hắn mà, không phải sao?”
“Đúng là thế.”
Như vậy, quan thanh tra Gieve được chọn làm người hộ tống, đưa Gurab về Turk. Khi chiến đấu với Turk ở Cổng sắt, anh ta luôn tò mò rằng không biết ở Turk có nhiều mỹ nhân hay không, nên ắt hẳn anh ta sẽ vui lòng nhận nhiệm vụ. Gieve dẫn đầu 300 binh lính, còn Jaswant và Elam sẽ đồng hành với anh ta với tư cách phụ tá. Sở dĩ Narsus chọn Elam là để anh có cơ hội thăm thú địa lý nước ngoài. Tất nhiên, trong lúc Gieve bận rộn với những cuộc tình chóng vánh thì trách nhiệm chỉ huy 300 binh sĩ sẽ thuộc về Jaswant.
“Ta mong các vị có thể quay về an toàn và báo cho ta biết tình hình Turk hiện nay ra sao.” Arslan cũng rất muốn đồng hành nhưng không thể vì chàng đang ở vị trí cao nhất cả nước. Tận đáy lòng chàng ghen tị với Elam. Sau khi vị vua trẻ gửi lời chia tay tới ba sứ thần, Gieve đáp đầy ẩn ý.
“Xin cứ giao cho thần. Chúng thần sẽ đi khắp nơi, tìm về một mỹ nhân tuyệt thế dâng lên bệ hạ.”
Một số cận thần cau mày. Đùa giỡn thô thiển như vậy trước mặt nhà vua thì thật bất kính. Thế nhưng vị vua trẻ đã được tôi luyện bởi vô số cuộc chiến cũng như những trò đùa như thế rồi, chỉ nở nụ cười sảng khoái.
“Ta sẵn lòng chờ đợi. Dù sao Gieve chắc chắn sẽ đoạt được trái tim của đệ nhất mỹ nhân nên ta chỉ dám xin đệ nhị mỹ nữ mà thôi.”
Các tướng lĩnh dưới quyền Kubard một mắt nghe vậy thì muốn nổi khùng. Chàng hát rong hào hoa nhất xứ Pars chỉ lẩm bẩm “Ta sợ chắc” rồi rời khỏi cung điện.
Ngày khởi hành được ấn định là 20 tháng 11. Arslan từ phòng nghị sự chung quay về phòng làm việc riêng của mình. Chàng đã sử dụng nơi này từ khi còn là thái tử. Trên tấm thảm chung có vài tấm đệm thêu, ngoài ra còn có bàn gỗ mun, một tấm bản đồ, những bức tranh xứ Serica và một khay đựng điểm tâm. Nơi này tạo cảm giác như một căn phòng nghỉ, nhìn ra đài phun nước ở giếng trời. Arslan ngồi trên ghế đệm, đăm chiêu suy nghĩ. Sau đó, cánh cửa mở ra, và Elam thò đầu vào.
“Bệ hạ, người có muốn uống chút gì không?”
“Cảm ơn, nhưng những công việc tay chân như thế không còn thích hợp với cậu nữa, đúng không? Cậu chuẩn bị cho chuyến đi đến đâu rồi?”
“Đừng lo, vẫn đủ thời gian chuẩn bị đồ uống cho bệ hạ.” Elam đã cầm sẵn trên tay một chiếc bình bạc. Arslan gật đầu và xin một cốc trà xanh ấm. Vị vua trẻ cầm chén trà nóng hổi trên tay, dường như sực nhớ ra điều gì.
“Các triều thần nghĩ sao về trò đùa của Gieve?”
“Tể tướng Lucian có vẻ ủng hộ.”
“Đúng là Lucian sẽ phản ứng như thế, ngày nào ông ấy cũng nhắc nhở ta chuyện thành hôn. Nhưng nếu ta kết hôn sớm như vậy thì cuộc sống này còn ý nghĩa gì nữa chứ?”
“Cứ để mọi chuyện cho ngài Narsus lo. Trước giờ vẫn thế mà.” Elam nghe Narsus nói chuyện hôn nhân của nhà vua là vấn đề chính trị, không phải chỉ là thích hay không thích. Và vì là hôn nhân chính trị, nên ta cũng có thể chọn đứa con rơi vủa vua tiền nhiệm, phải không?
Kết hôn con gái của vua Andragoras cùng hoàng hậu Tahamine, và nếu sinh được con trai thì đứa bé có đủ tư cách thừa kế ngai vàng. Nó vừa mang trong mình dòng máu của vua Arslan, vừa kế thường huyết thống của triều đại cũ. Narsus nghĩ những thứ gọi là “huyết thống hoàng gia” cũng không hẳn là vô nghĩa. Trong lịch sử đã có nhiều quốc gia đã từng ở thế thù địch nhưng lại làm hòa với nhau bằng cách liên hôn.
Lúc này, Narsus và Dariun đang đi dạo trên hành lang cung điện, nhỏ giọng bàn tán về vấn đề này. Họ cũng nhận ra ẩn ý trong lời của Gieve. Dariun nói:
“Narsus, theo ta nghĩ, có khi Arslan bệ hạ đã có người trong lòng rồi.”
“Ngươi nói đến cô hiệp sĩ tập sự người Lusitania ấy hả.”
Narsus còn không thèm giả vờ ngây thơ. Dariun cười khổ.
“Sao? Ngươi cũng nhận ra à?”
Etoile, nữ hiệp sĩ tập sự của Lusitania có tên thật là Estelle, một cô gái bằng tuổi Arslan. Trong trận tấn công thành Saint Emmanuel, Arslan đã tình cờ gặp cô và để lại ấn tượng khó quên. Sau này, Estelle mang di hài vua Innocentius đệ thất về quê hương Lusitania. Trong 3 năm này, Arslan chưa một lần nhắc lại cái tên ấy. Dairun lo rằng Arslan sẽ giữ mãi chuyện đó trong lòng, nhưng Narsus không cho là như vậy.
“Chỉ là cơn cảm nắng thôi, thậm chí còn chẳng phải là yêu đương nữa.”
“Vậy ư?”
“Nếu thứ cảm xúc đó mà khiến hai người kết hôn được thì giờ Gieve phải có đến trăm bà vợ rồi.”
“Ví dụ của ngươi có cực đoan quá không?”
“Thì ví dụ càng cực đoan thì càng dễ hiểu.”
-----------------------
“Narsus, kế hoạch của ngươi là gì?”
“Vẫn chưa thể đưa ra kết luận.”
“Chẳng lẽ chúng ta cứ chờ đối phương ra tay sao?”
“Đúng, chúng ta mà ra tay trước, đối phương sẽ nắm được điểm yếu.” Càng náo loạn, kẻ địch càng mừng thầm, bởi gây náo loạn vốn là mục đích của chúng. Miễn là vờ như không biết gì và chờ đối phương mất kiên nhẫn, bắt đầu hành động thì có thể bắt chúng ngay.
“Dù sao đi nữa, chuyện trộm mộ cũng khiến ta lo lắng. Tuy không phải lỗi của quan quản lý Ferdas nhưng ông ta cũng nên cẩn thận.”
Arslan phán xử không bao giờ thiên vị, vô cùng điềm tĩnh, khiến Narsus lấy làm tự hào.
Narsus không ngừng nhắc nhở vị vua trẻ rằng “Đừng cố chấp với thứ gọi là công lý, cũng đừng để thứ công lý của mình áp đặt lên công lý của người khác.” Tất nhiên, Narsus không phủ định việc thể hiện ý thức công lý với những người yếu thế, bị ngược đãi. Điều anh muốn nhấn mạnh là kẻ cầm quyền phải luôn tự kiểm điểm bản thân. Nhà vua và vị quân sư từng có một cuộc trò chuyện như này.
“Suy nghĩ cho rằng công lý nhất định sẽ chiến thắng còn nguy hiểm hiểm cả ý tưởng chiến thắng thuộc về kẻ mạnh.”
“Nhưng nếu không tin là công lý sẽ chiến thắng thì còn ai theo đuổi công lý nữa?”
“Đó là tâm lý cá nhân. Hãy nhìn thẳng vào thực tế : Năm xưa, vua thánh hiền Ramshid đối đầu Xà vương Zahhak và thất bại. Đó là ví dụ điển hình cho việc người tốt hay công lý chưa chắc đã chiến thắng.” Narsus phơi bày với Arslan sự thật phũ phàng.
“Xin hiểu rằng không người dân nào có nghĩa vụ hy sinh vì công lý của nhà vua. Dân chúng không phải thánh, đức vua cũng chẳng phải thần. Trước hết, chúng ta phải mang lại lợi ích cho họ, sau đó khiến họ hiểu rằng nếu lợi ích đó bị tước đoạt thì, chà, rắc rối to rồi.” Nếu sự tồn tại của Arslan phù hợp với lợi ích của dân thì chàng sẽ được nhân dân ủng hộ, duy trì thành công sự ổn định ở Pars. Đương nhiên, chuyện này cũng chỉ có mức độ. Nếu mù quáng cho họ quá nhiều lợi ích, họ sẽ tha hóa dần. Việc cai trị thực sự rất khó khăn, nhưng cũng là niềm vui của một vị vua.
“Tóm lại, Pars đã thành công trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Vì sao? Có phải vì bãi bỏ chế độ nô lệ là hành động thể hiện sự công bằng, và công lý nhất định sẽ chiến thắng không? Tiếc là không, chí ít là không đúng với những quý tộc và tăng lữ bị tước mất quyền lợi.” Các nước láng giềng như Mirs, Turk cần củng cố nền tảng nội bộ nên họ không có cơ hội can thiệp. Với những người đi đầu cuộc cải cách như Arslan và Narsus, đây là một may mắn bất ngờ. Nếu không có quân Lusitania xâm lược, Pars vẫn sẽ nằm dưới quyền cai trị của vua Andragoras, và chế độ nô lệ sẽ tiếp diễn.
Đúng là thần linh phù hộ.
Đương nhiên việc tận dụng may mắn ấy cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố : quan điểm chính trị mới, khả năng lên kế hoạch và thực hiện nhất quán….
Một trong số những nguyên nhân khiến quyền lực hoàng gia của Arslan được thiết lập nhanh chóng là sự ủng hộ của quân đội. Kishward, Kubard, Dariun đều hết lòng trung thành với chàng. Dưới thời trị vì của vua tiền nhiệm, danh tiếng 12 marzban ấy đã lan khắp Đại lục vương lộ. Tuy nay chỉ còn 3 người sống sót nhưng họ đều phò trợ vị vua mới.
Arslan đã sử dụng lực lượng hùng hậu này làm điểm tựa để tiến hành cải cách. Việc giải phóng nô lệ gây xôn xao dư luận rất lâu. Chàng quyết tâm phá dỡ điền trang của các quý tộc, chia đất cho nông dân, tước đi quyền lực của giới tăng lữ, giảm chi phí trong ước và thúc đẩy thương mại….Rất nhiều người hưởng lợi từ cải cách của Arslan. Chỉ cần những điều này còn tiếp diễn, Arslan vẫn sẽ được dân chúng ủng hộ.
Sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, Pars dần ổn định hơn. Đây đương nhiên không phải chuyện dễ chịu với các nước láng giềng. Hiện giờ, Mirs và Turk đã điều quân đến. Trong tương lai, để trấn áp Pars, một số quốc gia lớn thậm chí có thể lập thành liên minh.
“Liên minh chống Pars sà? Ý tưởng không tồi nhưng ta nghĩ không dễ thực hiện đâu. Tạm thời không cần lo chuyện đó.”
Narsus lắc đầu khi nghe vậy. Nét mặt anh ta trông như một đứa trẻ tinh quái hơn một nhà thông thái lừng danh.
“Ta còn mong bọn chúng liên minh. Chúng dồn thành một đám rồi thì ta có thể một tay bắt gọn. Như thế dễ dàng tiêu diệt đơn lẻ từng kẻ thù như ta vẫn làm.” Mà mánh khóe Narsus giỏi nhất chính là khiến quân địch tự tan rã từ bên trong. Dưới thời vua Andragoras, anh ta chỉ dựa vào miệng lưới của mình mà phá tan liên quân Sindhura, Turk và Turan.
“Vậy thì cùng chờ mong thời điểm đó nhé.”
Arslan nói. Dariun đổi chủ đề.
“Đã ba năm trôi qua, chúng ta vẫn chưa tìm được con gái của lệnh bà.” Lệnh bà được nhắc đến ở đây là hoàng hậu Tahamine của cố vương Andragoras. Sau cái chết của chồng, bà lui về Badakhshan, quê hương của mình rồi từ đó bặt vô âm tín. Mong ước duy nhất của bà là gặp lại đứa con gái thất lạc. Arslan tìm một nơi có khí hậu tốt, phong cảnh đẹp để xây dinh thự cho bà an dưỡng tuổi già, đồng thời cử các cung nữ từng hầu hạ bà trước kia đi cùng. Mỗi năm, chàng đều chu cấp chi phí sinh hoạt đầy đủ. Vào dịp lễ tết, chàng chân thành gửi quà biếu như thể Tahamine vẫn là mẹ ruột của mình.
Mặt khác, Arslan cũng tìm kiếm người cha mất tích của mình nhưng không tiến triển. Chàng không khỏi cảm thấy mình không còn cơ hội nào nữa và muốn bỏ cuộc. Chàng tự nhủ rằng con người ta chẳng thể có tất cả mọi thứ. Rồi chàng cũng muốn tìm con gái của Tahamine để quên đi số phận rằng mình không có người thân nào trên đời.
Narsus trầm ngâm nhìn Arslan rồi nói.
“Nếu tìm được con gái của lệnh bà, bệ hạ định thế nào?”
“Đương nhiên là đưa cô ấy đến gặp thái hậu.”
“Rồi sao?”
“Về lý mà nói, cô ấy là em gái ta, ta sẽ đối xử với cô ấy như một thành viên hoàng tộc, tìm cho cô một người chồng tốt.”
“Narsus, ngươi tọc mạch quá đấy.”
Ngay cả Arslan cũng có chút bối rối nên Dariun chỉ có thể cười khổ, xen vào giải thích. Anh giải thích với Arslan về ý tưởng của Narsus : để Arslan cưới con gái thất lạc của vua Andragoras và hoàng hậu Tahamine, kết hợp giữa huyết thống hoàng tộc cũ và mới.
“Ta thậm chí còn chưa nghĩ tới.”
Arslan vô cùng sửng sốt. Chàng vốn không biết gì về con gái của Tahamine nên phản ứng như vậy là điều đương nhiên. Narsus không ép Arslan chỉ vì anh nảy suy ý tưởng đó. Mà cho dù Arslan có muốn nhưng đối phương không đồng ý, hoặc là không thể tìm thấy….Ngoài ra, lỡ đối phương có tính cách tồi tệ thì còn phiền toái hơn. Thứ nhất, Arslan sẽ không thích cô. Thứ hai, người dân sẽ không chấp nhận một kẻ như thế trở thành hoàng hậu của họ.
“Thần chỉ đề xuất dưới góc độ chính sách thôi. Dù điều này có lợi về mặt chính trị nhưng cũng phải nhìn từ góc độ cá nhân của bệ hạ nữa.”
“Cảm xúc riêng của bệ hạ cũng rất quan trọng. Nếu người thích ai thì cứ thành hôn với người đó.”
“Ta không có ai như vậy hết.”
“Thần biết, nhưng sau này thì sao? Bê hạ không phải kiểu người có thể lấy người mình thích làm vợ lẽ sau khi đã có một cuộc hôn nhân chính trị.”
Narsus giải thích:
“Đương nhiên, về mặt ngoại giao, việc bệ hạ còn độc thân như hiện giờ sẽ tốt hơn. Vì chúng ta có thể lợi dụng chuyện hôn nhân của người để kcíh động các quốc gia khác. Pars đang mỗi lúc một cường thịnh, và nếu vua của một nước hùng mạnh như vậy vẫn chưa thành hôn thì các nước láng giềng sẽ nghĩ sao? Vì không thể chiến thắng ngoài mặt trận nên họ chỉ có thể nghĩ tới thiết lập quan hệ hòa hữu, phải không? Và liên hôn là biện pháp tốt nhất. Chắc chắn vua của các nước sẽ nóng lòng muốn gả con gái cho người. Bằng cách này, Pars có thể chọn liên minh với bất cứ quốc gia nào.”
“Thật là tiện lợi.”
Arslan cay đắng mỉm cười.
“Nhưng như thế cũng rất khó. Dù sao người cũng phải lựa chọn ra một người. Khi ấy, các nước không được chọn sẽ phẫn uất, và việc ngoại giao liệu có trở nên khó khăn hơn không?”
Nghe vậy, Narsus gãi đầu, rồi chợt nói. “Điện hạ, hình như chúng ta đang bàn về màu sắc của một bông hoa chưa nở. Để sau hãy thảo luận đi.”
Arslan liền gật đầu.
“Đúng vậy, ta sẽ nghiêm túc cân nhắc điều đó sau khi Dariun và Narsus thành hôn. Đây có nên coi là thúc ép không nhỉ? Hai người lớn hơn ta cả chục tuổi.” Elam, người im lặng nãy giờ bật cười khúc khích. Dariun và Narsus bất ngờ bị phản công, không còn cách nào ngoài nhận thua.
“Ài, bệ hạ chẳng còn dễ thương như hồi là thái tử. Chắc chắn là đã bị tên Dairun đầu độc rồi. Một vị vua phải cẩn thận khi lựa chọn thuộc hạ bên cạnh mình chứ?”
“Đầu độc? Nhìn lại mình đi, bông hoa nào được ngươi vẽ ra thì đều khô héo, đó là nhận xét của chuyên gia.”
“Chuyên gia đó là tên ngốc như ngươi à?”
“Không, đó là ý trời? Ngươi dám không nghe sao?” Thật khó mà hình dung vị tướng dũng mãnh và nhà vị quân sư khôn ngoan nhất xứ Pars lại có thể nói ra những câu này. Arslan và Elam ngồi một bên xem mà ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Sau cuộc trò chuyện, họ lại quay về cuộc sống bình yên thường ngày, rồi tới lúc Gieve, Elam và Jaswant lên đường hộ tống tướng Gurab về Turk. Arslan tiễn bọn họ ra ngoài thành, cầu nguyện cho họ trở về bình an. Ba ngày sau là đêm lễ hội nước được tổ chức tại hồ chứa nước ngoài thành Ecbatana.
----------------------------
Hồ chứa nước rộng 1 farsang từ đông sang tay, nửa farsang từ bắc xuống nam. Hiện có 300 chiếc thuyền đang nổi trên mặt hồ, mỗi thuyền đều thắp đèn sáng rực. Đèn làm bằng thủy tinh được sơn màu. Những sắc đỏ, lục, lam, vàng, tím lấp lánh rực rỡ trên mặt nước, như thể vô số viên ngọc khảm vào mặt đá đen.
Những ngọn đèn muôn màu khác cũng xếp dọc bờ hồ, soi sáng các gian hàng. Hơn 300 quầy rượu, thực phẩm, trái cây, đồ chơi và đồ trang trí cho 3 vạn khách hàng. Những gánh xiếc đường phố, vũ công, thầy bói, nhạc sĩ khác cũng tụ tập về đây. Tiếng huyên náo từ quảng trường Ecbatana như thể lan đến tận bờ biển.
Lễ hội này được tổ chức mang ý nghĩa kỷ niệm hồ chứa nước được khôi phục và đón chào mùa đông, chúc mùa màng năm sau tổ chức, mới bắt đầu thành thông lệ từ 3 năm trước. Người chịu trách nhiệm chuẩn bị là Jaravant, một anh chàng rất ưa náo nhiệt.
Giờ là cuối tháng 11, nước lạnh như băng. Người Pars, những người biết cưỡi ngựa trước cả biết đi luôn gặp khó khăn với nước. Trái ngược với họ là những người Pars sinh sống ở thành phố cảng Gilan phương nam. Hơn 1000 người Gilan đã nhận lời mời của nhà vua, đến tham dự lễ hội tại nơi này.
Họ chèo thuyền, ca hát, nhảy múa trên những chiếc bè lớn, tổ chức các màn biểu diễn đặc biệt. Dân thành Ecbatana vỗ tay tán thưởng không ngớt.
Dưới triều vua Arslan, kinh tế rất được coi trọng nên cá tuyến giao thông nối liền bắc nam được tập trung xây dựng. Ecbatana là trung tâm trên đất liền của Đại lục vương lộ, còn Gilan là một điểm quan trọng trong tuyến hàng hải ở biển nam. Việc kết nối chặt chẽ hai nơi này cho phép người dân giao thương thuận lợi hơn, việc buôn bán phát đạt hơn. Các công dân Ecbatana và Gilan trước kia có phần xa lạ, giờ đã có thể cùng tập hợp về một nơi để chung vui. Đó cũng là một bước tiến quan trọng trong việc đối nội.
“Thật sôi động! Mọi người đều vui vẻ!”
Arslan nói từ chỗ ngồi của mình, nhìn xuống đám đông. Narsus đã hơi say sau vài ly rượu, bắt đầu bộc lộ bản chất ưa thuyết giáo.
“Không ai ăn mừng sự cai trị của một bạo chúa. Lễ kỷ niệm hôm nay được tổ chức là nhờ sự anh minh của bệ hạ.”
“Ta sẽ ghi nhớ, kẻo về sau Narsus và Dariun sẽ bỏ rơi ta.”
Arslan nghiêm túc đáp. Lúc này, Dariun đã chặn miệng Narsus.
“Đúng, một ngày nào đó, khi sự trị vì của bệ hạ giống những bức tranh của Narsus, thần xin được cáo quan về núi ở ẩn. Rồi thần sẽ viết cuốn sách về bi kịch của nghệ thuật đã hủy diệt đất nước ra sao, để thế hệ sao này tham khảo như một lời cảnh cáo.”
Narsus định phản bác thì Arslan lên tiếng.
“Đêm nay đáng lẽ Gieve phải được dịp ca múa thỏa sức. Lẽ ra ta nên để anh ấy chơi hội xong mới khởi hành đến Turk.”
Cả nhóm không khỏi bật cười khi nghĩ đến hình cảnh của Gieve, người đang rong ruổi trên đường núi mùa đông đầy bất mãn.
Narsus cuối cùng cũng nghĩ ra cách phản công và muốn ăn thua đủ với Dariun, nhưng Arslan đã giơ tay ngăn cuộc khẩu chiến của hai người. Chàng hướng mắt về chiếc ghế ở một góc cách chỗ họ chừng 30 bước chân.
Tiếng sáo dập dìu dưới trăng.
Người thổi sáo pha lê là Farangis. Người phàm không nghe hiểu được nhưng những người đồng hành cùng cô lâu năm lại hình dung ra một nhóm tinh linh nhảy múa quanh cô theo điệu nhạc. Họ không muốn phá mất nhã hứng của nữ tư tế nên nín thở lắng nghe.
Một lúc sau, tiếng sáo ngừng lại. Farangis đến gặp nhà vua, cung kính cúi đầu.
“Các tinh linh nói có kẻ ghen tị với niềm vui tối nay của bệ hạ nên sẽ lợi dụng màn đêm để thực hiện âm mưu. Xin bệ hạ cẩn thận.”
“Âm mưu?”
“Một trong số chúng sẽ đánh đắm thuyền, gây náo loạn. Kẻ còn lại sẽ đổ chất độc xuống nước, khiến dân khốn đốn.”
“Có cách nào ngăn lại không?”
“Xin người đừng lo.”
Để đề phòng, Arslan triệu tập binh lính. Chàng nhìn ánh đèn muôn sắc trên mặt hồ và ven bờ, nói nhỏ với nữ tư tế xinh đẹp.
“Cố gắng đừng khiến dân chúng hoảng sợ nhé.”
“Vâng.”
Farangis cúi đầu chào vị vua trẻ rồi lập tức lên ngựa. Những động tác của cô uyển chuyển như khiêu vũ. Cô chưa bao giờ thôi thu hút ánh nhìn ngưỡng mộ của kẻ khác.
“E là cả đời tôi chẳng bao giờ được như thế.” Alfarid thở dài.
Dariun và Narsus không rời nhà vua nửa bước. Thứ nhất, họ phải đảm bảo an toàn cho đức vua. Thứ hai, sẽ có kẻ xì xào rằng họ bỏ rơi chúa thượng vì hoảng sợ.
Ngay sau đó, sự hỗn loạn bắt đầu. Chiếc thuyền đang ca hát trên hồ bỗng nhiên lật úp. Tiếng la hét vang lên và buổi biểu diễn bị gián đoạn. Rồi một chiếc thuyền khác cũng rung lắc dữ dội. “Có thứ gì ở trong nước!” Vài người hét lên, vội vàng rời khu vực. Marzban Kubard đang ngồi trên chiếc ghế ven hồ uống rượu say sưa. Khi tai nạn xảy ra, anh lập tức cau mày.
“Không dễ gì mới có dịp ăn chơi, ở đâu ra lũ mất nết phá phách như thế!”
Kubard đặt chiếc cốc bạc xuống. Anh không hề say, số rượu đủ khiến người khác say thì chỉ bằng một nửa tửu lượng của anh ta. Anh ta là con sâu rượu, và người ta nói trong triều đình của Arslan, chỉ có mình tiểu thư Farangis uống thắng được anh.
Lúc này, Farangis đang cưỡi ngựa phi nước đại với bộ giáp nhẹ, còn Kubard cũng nhảy lên lưng ngựa của mình. Anh không có vũ khí nào khác ngoài thanh kiếm bên hông. Ngấm rượu khiến anh ta không cảm thấy lạnh. Nhiều người nói, nếu anh không ưa khoác lác thì có lẽ đã oai nghiêm như thần chiến thắng Ursrakna.
“Nữ tư tế, sao lũ quỷ quái này lại xuất hiện? Ta đã nghe về vụ trộm mộ mấy ngày trước. Chuyện này cũng do chúng gây ra hả?”
“Có khả năng.”
Farangis vẫn duy trì tốc độ, lao đi vun vút.
“Trộm mộ là lời mô tả của Gieve nên có thể không xác thực. Với anh ta thì những chuyện hư cấu hoang đường quan trọng hơn sự thật nhàm chán.’
“Quả là như vậy.”
Kubard có biệt danh “Kubard khoác lác” kể từ thời phò tá vua tiền nhiệm. Trong triều, ai ai cũng biết Gieve và Kubard là tình địch. Thậm chí, họ còn cá cược với nhau. Nội dung cược không phải “Kẻ nào sẽ chinh phục trái tim tiểu thư Farangis”, mà là “Tiểu thư Farangis sẽ cự tuyệt ai trước.”
Hiện giờ Gieve không ở kinh đô nên hẳn là cơ hội tốt cho Kubard. Tuy nhiên, dường như Farangis không định cho cả hai bất cứ cơ hội nào. Cô xây nên một bức tường trong suốt, bảo vệ bản thân và ngăn cản những người đàn ông.
Farangis và Kubard cưỡi ngựa song hành ở ven hồ với khoảng 20 kỵ sĩ theo sau. Ánh trăng trải xuống mặt nước những vệt trắng bạc. Trên hồ, những chiếc thuyền khác tụ tập quanh hai thuyền bị lật. Sụ náo động của người dân cũng lan nhanh như sóng.
Bất chợt, Farangis cầm lấy cây cung trên yên ngựa, lên dây bằng một động tác mượt mà, bắn đi mũi tên đầu tiên. Trong mắt Kubard, mũi tên chỉ như bay vào bóng tối. Nhưng một lúc sau, anh ta nghe thấy âm thanh va chạm rất nhỏ. Quả là kinh ngạc, ai đó trốn trong màn đêm đã bị mũi tên thần thánh của Farangis đóng chặt vào thân cây.
Kubard rút kiếm lao về phía trước. Tiếng vải xé chồng lên tiếng vó ngựa. Kẻ lạ mặt ẩn mình đó chấp nhận hy sinh một phần tấm áo để vùng thoát ra. Đúng lúc này, bóng dáng sừng sững của Kubard liền chắn trước mắt hắn. Gã vội vàng lấy tay áo che mặt.
“Ngươi đến thế giớ yên bình này để thể hiện bản chất ma quỷ của ngươi sao?”
“…”
“Hừ….Bình tĩnh quá nhỉ. Đôi khi náo nhiệt một chút cũng vui, nhưng nên công khai chứ đừng giở thủ đoạn đê hèn thế này.”
Kubard lẩm bẩm, không có bất cứ sơ hở nào trong tư thế của anh ta. Có vẻ như kẻ bí ẩn cũng nhận ra điều này nên không dám tấn công bừa bãi. Chỉ có sát ý nặng nề, dày đặc trong đêm, phía trước mặt bên trái và bên phải Kubard.
Tuy nhiên, sự im lặng không kéo dài lâu. Bóng đen nhảy vọt đi không tiếng động. Thanh kiếm của Kubard quét qua không trung, như thể cắt đôi cả màn đêm. Nhưng cái bóng đó lại lẳng lặng đứng trên mặt phẳng của lưỡi kiếm.
Sau một hồi ngơ ngác, ngay khi cái bóng định dùng dao đâm vào mắt phải đang mở to của Kubard, tiếng mũi tên lại lao đến, xé toạc cơn gió đên. Cái bóng ngã nhảy lộn vòng xuống đất. Mũi tên thứ hai của Farangis xuyên qua cổ tay trái hắn ta.
Kẻ lạ mặt vội vàng đứng dậy nhưng chiếc khăn xếp buông lỏng, khuôn mặt trẻ trung, nhợt nhạt lộ ra dưới ánh trăng.
Farangis kêu lên:
“Gurgin?”
Âm thanh này khiến Kubard vô cùng kinh ngạc. Từ lúc quen biết đến giờ, anh chưa từng thấy nữ tư tế xinh đẹp hành xử bối rối như thế, nhất là giữa chiến trận. Farangis đã không thể bắn mũi tên thứ ba nên kẻ này thoát chết. Nếu đối phương nhân cơ hội ra tay, có lẽ nữ tư tế cũng bị thương. Tuy nhiên, dường như kẻ được gọi là Gurgin còn kinh ngạc hơn cả Farangis. Hắn ngơ ngác đứng đó, quên cả chạy trốn. Sau khi bị đánh mạnh một cú vào sau gáy, Gurgin mất thăng bằng, lảo đảo ngã ra đất, không đứng lên được nữa. Kubard nhảy khỏi lưng ngựa, cố gắng khống chế tên gián điệp. Đúng lúc này, vô số cái bóng tựa như con rắn bay ra. Thanh trọng kiếm của Kubard chém đứng ba trong số chúng nhưng cái thứ tư quấn quanh cổ tay anh ta, cái thứ năm trói chặt toàn thân. Một lưỡi kiếm mỏng lóe lên dưới trăng. Dải lụa cong rơi xuống đất. Thứ vừa cắt đứt nó là thanh kiếm của Farangis.
Sát khi nặng nề lướt qua bóng tối rồi đột nhiên biến mất. Gió đêm thổi khẽ, chỉ còn Farangis và Kubard. Những tên gây rối trốn thoát rồi, đuổi theo cũng vô ích.
“Nữ tư tế biết kẻ khả nghi đó sao?”
Kubard không định truy hỏi nhiều. Nếu Farangis phủ nhận, anh chỉ có thể gật đầu và im lặng. Nhưng Farangis lại thành thật đáp.
“Tôi biết anh trai anh ta.”
Dù giọng nói của Farangis nghe rất bình tĩnh nhưng Kubard tự hỏi có đúng thế không? Anh cảm thấy có chút dao động trong vẻ ngoài lạnh băng của cô.
“Thế à. May là không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra.”
Kubard cất kiếm, quay ngựa. Farangis lặng lẽ theo sau anh.
Như Kubard nói, không có thiệt hại lớn. Dù 3 chiếc thuyền bị lật, 60 người rơi xuống nước nhưng may là họ đều được cứu sống, không ai chết đuối cả. Nhà vua ban cho họ những đồng bạc và rượu để an ủi. Người dân vỗ tay khen ngợi sự hào phóng của vị vua trẻ, và vụ việc đáng tiếng nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Lễ hội kéo dài đến nửa đêm và kết thúc trong tiếng reo hò của dân chúng. Thông tin về sự cố chỉ được trao đổi một cách kín đáo giữa các cận thần của nhà vua, nhưng không lan truyền ra bên ngoài. Thái độ của Farangis cũng không có gì khác lạ. Kinh đô hoàng gia Ecbatana lặng lẽ đón mùa đông kế tiếp. Arslan cùng những người khác tiếp tục tiến hành công việc dang dở như thường lệ, trong lúc chờ đợi nhóm của Gieve trở về.
---------------------------------
Trong khi Ecbatana, kinh đô xứ Pars đang tổ chức lễ hội hồ nước sôi động thì ở Mirs, vương quốc láng giềng phía tây của họ, vua Hossain đệ tam đang ngồi trong cung điện với vẻ mặt thờ ơ, chẳng liên quan gì đến sự náo nhiệt của nước bạn.
“Ồ, vua Rajendra đệ nhị của Sindhura không bị ngài qua mặt ư?”
Chào mừng vị khách quay về từ biển, vua Hossain của Mirs cong môi giễu cợt. Vẻ mặt ông ta đầy sự thất vọng. Ông ta đã mong rằng vị khách với vết sẹo trên má sẽ mang về kết quả nào đó.
Ông ta dần cảm thấy năng lực tên này không tốt như những gì hắn khoác lác, và tầm nhìn của Masinissa chuẩn xác ngoài mong đợi. Kẻ ông cho là cánh tay phải của mình thực ra không hề đáng tin, và kế hoạch thế kỷ của Mirs cũng trên bờ nguy khốn. Với tư cách là vua, ông ta cần gánh vác trách nhiệm nặng nề trong công tác hoạch định chiến lược, sau đó điều động cấp dưới. Ngoài cách đó ra, dường như không còn lựa chọn nào.
“Thật đáng tiếc, giá như ta có cơ hội nào khác để bù đắp lỗi lầm đáng hổ thẹn này. Dù bệ hạ có trừng phạt, ta cũng không oán trách.”
Nhưng sau đó ngươi có ghim trong bụng hay không là chuyện khác, Hossain thầm nghĩ. Tuy nhiên ông ta không nói ra. Tài năng của kẻ này có hạn nhưng không hoàn toàn vô dụng.
Không chỉ riêng Hossain mà các nước xung quanh cũng lo lắng về làn sóng “xóa bỏ chế độ nô lệ”, sợ rằng nó sẽ tác động và nhấn chìm cả quốc gia, mang đến sự đảo lộn trong hệ thống xã hội. Do đó, họ muốn lật đổ vua Arslan và khôi phục chế độ nô lệ. Nhờ có mục đích chung này, các nước có thể đoàn kết lại. Tuy nhiên, để dẫn đầu thì phải có con át chủ bài, nếu không thỉ chỉ đành tự mình tiến đánh trước, chứ cứ trơ mất đừng nhìn thì không thể nào thắng được Pars. Đã không còn là lúc bo bo giữ mình nữa, có nên quyết định hành động hay không? Lúc này, Hossain chợt nhớ ra.
“Danh tính thực sự của ngài có phải hoàng tử Hilmes, thành viên sống sót cuối cùng của hoàng tộc Pars không?”
Câu hỏi của Hossain quá bất ngờ, khiến cả nét mặt lẫn toàn thân người được hỏi cứng đờ.
Mà bản thân Hossain, người đặt câu hỏi cũng tự thấy hình như mình quá nóng vội rồi.
Tuy nhiên, vừa dứt lời, đầu óc ông ta cũng nhanh chóng tư duy. Dẫu sao cũng không có cách nào biết được sự thật, chi bằng cứ chủ động kiểm soát tình hình. Nghĩ vậy, Hossain nói tiếp.
“Sao? Ngài có thể tin tưởng và thú nhận với ta không? Ta sẽ không làm hại ngài, nên tốt nhất cứ cho ta biết.”
Người kia không trả lời ngay, nhưng dường như đã ngầm khẳng định.
“Nếu ta nói đúng thế thì sao?”
Hossain liền đáp.
“Quả nhiên là vậy. Nhưng nghe nói hoàng tử Hilmes bị thương trên mặt do bỏng lửa, còn vết thương của ngài trông không giống thế. Ngài có đúng là hoàng tử Hilmes?”
Diễn xuất của Hossain hết sức thông minh, tạo ra bầu không khí mà vị khách với vết sẹo trên má không có lựa chọn nào ngoài nói “Đúng”. Rồi sau khi trả lời, vận mệnh nào sẽ chờ đợi hắn ta, điều đó thật đáng suy ngẫm. Tuy nhiên, hắn lại không có nhiều thời gian rảnh rỗi để nghĩ. Cuối cùng, hắn đáp.
“Ta quả thực là hoàng tử Hilmes.”
“Tốt lắm. Nghe ngài nói vậy, ta yên tâm rồi.”
Hossain gật đầu, vỗ hai tay. Những người hầu cận liền tới trước mặt nhà vua, nghe ông ta thì thầm ra lệnh. Bọn họ lui đi với vẻ mặt ngạc nhiên.
Ngay sau đó, tướng Massinissa cùng 8 người lính lực lưỡng xuất hiện, cùng 3 người có vẻ là thầy thuốc. Sau khi Massinissa cúi chào trước Hossain đệ tam, hắn nhìn kẻ có vết sẹo trên má với ánh mắt tò mò. Người này cũng cảm thấy dường như một mối nguy hiểm vô hình đang dang rộng đôi cánh lạnh lẽo sau lưng hắn. Hossain nói.
“Nếu ngài là hoàng tử Hilmes thì gương mặt phải bị bỏng do lửa. Nhưng vết thương của ngài lại không phải, nên ta phải làm cho giống thế. Phải không hoàng tử Hilmes?”
Kẻ có vết sẹo trên má liền tái mặt. Hossain định tạo ra vết bỏng trên mặt hắn?
“Chính ngài đã thừa nhận mà phải không? Ta nghĩ kỹ rồi, ta sẽ đưa hoàng tử Hilmes lên ngai và xứ Pars, khôi phục chế độ nô lệ, gả con gái ta cho hắn, rồi hai nước giữ mối bang giao, hòa hảo muôn đời.”
“Ngai vàng của Pars…”
Vị khách thấp giọng lẩm bẩm, tham vọng lóe lên trong mắt. Hossain quan sát biểu hiện của hắn, âm thâm hài lòng. Âm mưu đã nửa đường thành công.
“Ngồi yên đó đi. Ta muốn nói chuyện với ngươi một cách cởi mở.”
Thứ Hossain đang uống là loại rượu có pha thuốc phiên, thứ khiến người ta say sưa mê mệt.
“Đương kim quốc vương của Pars, Arslan tuyên bố bản thân không mang trong mình dòng máu hoàng tộc cũ. Nếu bỏ vấn đề huyết thống sang bên thì ai cũng có thể ngồi lên ngai vàng xứ Pars. Hơn nữa, nếu ngươi đúng là hoàng tử Hilmes thì càng có tư cách. Ta chỉ đứng về phía công lý mà thôi.”
Cặp mắt Hossain phản chiếu những giọt mồ hôi ròng ròng trên trán đối phương.
“Đó là kế hoạch của chúng ta. Ngài có quyết tâm tiêu diệt Arslan và giành lấy ngai vàng không?”
“….”
“Nếu không thì ta cũng chẳng thể giúp được. Ta không thể đặt cược vận mệnh quốc gia lên một kẻ còn đang do dự.”
Ta sẽ ban cho ngươi 100 đồng vàng và ngươi có thể rời đất nước này vào sáng mai, vua Hossain nói.
Sau đó, ông ta chìa tay về phía Massinissa, Massinissa đặt túi tiền vàng nặng trĩu vào lòng bàn tay ấy. Hossain thả túi tiền xuống chân vị khách.
Sự im lặng nặng nề, cay đắng kéo dài không lâu. Vị khác mở miệng, giọng nói khàn khàn trong cuống họng.
“Ta quyết tâm rồi.”
“Không hối hận chứ?”
“Không hối hận. Ta sẽ giành lấy ngai vàng xứ Pars.”
“Tốt lắm.” Hossai gật đầu, há miệng cười lớn.
“Vậy uống ly rượu này đi. Trong đó có thuốc mê, giúp ngài giảm bớt cơn đau.”
Nhà vua xoa hai ngón tay, một chiếc cốc gốm được đưa tới. Vị khách cầm lên, uống sạch một hơi thứ chất lỏng màu đen.
Sau khi đặt chiếc cốc xuống bàn, hắn liền theo sự chỉ đạo của Massinissa, nằm xuống tấm thảm trải trên mặt đất. Bốn người lính giữ chặt chân trái, chân phải trong khi người thứ năm ngồi lên bụng. Người thứ sáu giữ lấy đầu, còn hai người còn lại chuẩn bị thuốc và băng vải để sơ cứu theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Kế tới. Massinissa mang đến một ngọn đuốc cháy rực, quỳ xuống cạnh vị khách.
“Thưa ngài Hilmes, thứ lỗi cho ta. Đây là mệnh lệnh của đức vua.”
“Mau kết thúc đi!”
“Vậy ta sẽ khá nặng tay đấy. Ngài hãy trút giận lên những kẻ chiếm đoạt ngai vàng của ngài ở Pars nhé.”
Ngọn đuốc hạ xuống, tiếng hét vang vọng khắp phòng. Mùi thịt cháy bốc lên gay mũi, khiến vua Mirs cau mày và đưa chai dầu mè lên hít hà.
Sau đó, vị khách được đưa sang căn phòng khác. Các bác sĩ chữa trị cho hắn xong thì cúi đầu xin lui. Người đàn ông nằm một mình trên chiếc giường, rên rỉ với lớp băng quấn trên mặt. Một nữ nô lệ phụ trách chăm sóc, lặng lẽ đứng bên hầu. Massinissa nói với Hossain đệ tam.
“Bệ hạ, người quyết tâm rồi sao?”
“Không hẳn. Dù gì cũng là khuôn mặt của kẻ khác, chứ nếu là bản thân, ta cũng không muốn chịu đựng nỗi đau đó.”
Hossain lạnh lùng nói, rồi đến bên giường, cúi đầu nhìn gương mặt băng bó của vị khách với đôi mắt dửng dưng. Ông ta cất tiếng gọi “Ngài Hilmes”, rồi những tiếng rên rỉ chợt ngừng lại, Một giọng nói thều thào như ma ám đáp lại nhà vua.
“Ngai vàng của Pars…”
“Ta biết, ta sẽ giữ lời. Trong tương lai gần, ta sẽ để ngài ngồi trên đó với tư cách là vua Hilmes.”
Hossain đổi giọng, hỏi.
“Nhân tiện, chỉ tò mò chút thôi, nhưng có thể cho ta biết tên thật của ngài không?”
“Sha…”
“Sha?”
“Shaggah….. Không, tên ta là Hilmes!”
“Ồ, tốt lắm.”
Hossain đứng dậy. Gã này gan lì hơn ông ta nghĩ. Một khi quyết tâm dùng danh tính hoàng tử Hilmes, hắn sẽ kiên trì bám lấy đến cùng.
Cặp mắt vua Hossain sáng rực.
“Người có nghĩ hắn nói thật không, bệ hạ?”
“Sự thật chsinh là những gì ngươi vừa nghe. Người này là hoàng tử Hilmes, con cháu hoàng tộc Pars.”
Giọng Hossain đầy miễn cưỡng.
“Massinissa, ngươi phải đối xử tử tế với hắn. Ta không cho phép ngươi bất kính với vị vua tương lại của Pars, nghe rõ chưa?”
“Vâng, thưa bệ hạ.”
Sau khi để Massinissa rời đi, Hossain ôm đầu nhục nhã. Con gái ông ta, công chúa của Mirs sẽ phải kết hôn với một gã vì tham vọng của mình mà chấp nhận hủy hoại gương mặt. Nếu họ sinh con trai, sau này đứa trẻ sẽ là vua xứ Pars.
“Vậy thì chẳng phải từ thời Hilmes đệ nhị, hoàng gia Pars đã mang trong mình dòng máu hoàng gia Mirs của ta ư? Quả là đáng mừng.”
Hossain đệ tam bật cười.
Tể tướng Lucian và các quan chức khác không muốn Arslan cải trang vi hành như thế. Lỡ thân thể cao quý của nhà vua bị tổn hại thì không ai gánh nổi trách nhiệm. Họ lo lắng như thế cũng không sai, nhưng phó tể tướng Narsus lại cực kỳ bình tĩnh.
“Đó là thú vui tiêu khiển duy nhất của bệ hạ. Hơn nữa, có Elam và Jaswant đi cùng, sẽ không xảy ra chuyện gì đâu.”
“Đúng, thú vui của bệ hạ khác với Narsus, sẽ không làm hại ai cả. Ý ngài có phải thế không?”
“Ồ, lời nói của ta khó hiểu quá ư?”
“Không phải khó hiểu, chỉ là ta cảm thấy hình như ngài có động cơ thầm kín nào đó.”
“Ta chỉ nói lời từ tận đáy lòng.”
Nhìn chung, Arslan vi hành thì vẫn vi hành. Chẳng hiểu sao người ta luôn thích những câu chuyện “nhà vua hay hoàng tử giả làm dân thường”. Các thi sĩ Pars cũng thường kể về truyền thuyết vua thánh hiền Ramshid và vua anh hùng Kai Khosrow. Cả hai vị thường cải trang, đi quan sát tình hình đời sống nhân dân dưới thời trị vì của họ. Vua Ramshid là một nhà phán quyết sáng suốt như thần. Người ta thường nói “Hãy nhìn vào tấm gương của Ramshid!”, ý nói “Công lý và sự thật sẽ được sáng tỏ.” Trong mỗi phiên tòa ở Pars, mọi người vẫn luôn dùng câu này.
Danh hiệu “Vua giải phóng” được lan truyền rộng rãi sau khi Arslan lên ngôi. Tuy nhiên, vì danh hiệu ấy quá lớn lao, Arslan không thể gánh nổi.
“Bệ hạ đã giải phóng đất nước khỏi sự chiếm đóng của quân xâm lược Lusitania, bãi bỏ chế độ nô lệ. Chỉ riêng hai điều này thôi đã đủ chứng minh người xứng đáng với ba chữ ấy rồi.” Dù Dariun và những người khác cố hết sức thuyết phục nhưng Arslan vẫn thấy hổ thẹn. Chàng tin ngay cả vua thánh hiền và vua anh hùng khi trước cũng cảm thấy như chàng. Tuy nhiên, cả hai vị ấy đều có công lao tương xứng với danh hiệu, còn Arslan không thể nhận mình ngang hàng với họ.
Dù đánh bại Mirs ở phía tây và Turk ở phía đông vào mùa thu năm nay, nhưng họ chỉ thu về được vài món vũ khí đối phương bỏ lại, chứ không lấy thêm một mảnh đất hay một đồng vàng nào.
“Cuộc xâm lược của Turk dù chỉ có quy mô nhỏ nhưng hẳn là có nguyên nhân sâu xa, ta cần chú ý hơn nữa.” Narsus nói với Dariun và Kishward, đề nghị điều tra.
Narsus không tin là Mirs và Turk thông đồng với nhau, điều động tấn công cùng lúc. Hai nước họ cách xa nhau đến mức việc duy trì liên lạc thôi đã đủ khó khăn. Nếu Pars tiếp tục suy yếu, bọn họ sẽ hưởng lợi, nhưng nếu coi đó là mục đích chung để bắt tay hợp tác thì quá mơ hồ.
Có lẽ chỉ là hai nước này “ý tưởng lớn gặp nhau” chăng? Narsus thật sự cảm thấy bất an với cái sự tình cờ đó.
Sindhura là đồng minh duy nhất của Pars, nhưng dù sao mối quan hệ cũng chỉ gắn với vua Rajendra. Nếu tình hình Pars bất ổn, hắn có thể trở mặt ngay tức thì. Không thể để hắn làm thế, chí ít là cho đến trước khi Pars ổn định vững vàng.
Trong trận Cổng sắt, Pars bắt được tướng Gurab của Turk. DÙ hắn bị đưa đến kinh đô Ecbatana giam giữ, đồng thời cũng tiến hành thẩm vấn nhưng không thu về được mấy kết quả. Trừ một chuyện duy nhất, khiến cho Narsus suy nghĩ rất lâu.
Có 5 quốc gia có quan hệ ngoại giao và cũng có mâu thuẫn với Pars : Sindhura, Turk, Turan, Mirs và Maryam. Trong số đó, Turan vẫn chưa thể vực dậy sau sự sụp đổ 3 năm trước, vua Ilterish, kẻ được mệnh danh là “chiến binh điên cuồng” chưa rõ sống chết thế nào. Tình hình Maryam thì đúng như Narsus mong đợi, cuộc chiến giữa Guiscard và Bodin đang diễn ra. Sindhura thì như đã đề cập ở trên. Không thể bỏ qua hai quốc gia còn lại là Turk và Mirs. Bởi hai nước này đã không tham gia cuộc chiến tranh bá vào năm 320 lịch Pars nên họ bảo toàn được lực lượng và của cải của mình.
Nghe đến đây, Arslan chợt nhắc đến một nhân vật khác.
“Ngài Hilmes giờ đang ở đâu?”
Arslan không phải nhà tiên tri hay thầy phù thủy. Chàng đương nhiên không biết Hilmes đã rời Pars với công chúa Irina của Maryam và giở ẩn mình tại vương quốc Turk, vạch kế hoạch xâm lược Pars với tư cách tham mưu của nhà vua. Arslan nghĩ nếu Hilmes quay lại, chàng sẵn sàng đối xử với hắn như một thành viên hoàng tộc. Nhưng Hilmes không thể gạt bỏ quá khứ và trơ tráo quay lại Pars, ngay cả một người tử tế như Arslan cũng hiểu được. Muốn cai trị và bảo vệ một vương quốc, lòng tốt thôi là chưa đủ.
Dù vậy, bản thân Arslan không bao giờ muốn từ bỏ sự nhân từ của mình. Chàng kế vị Andragoras, trở thành vị quân vương mới của xứ Pars. Chàng không muốn cai trị Pars như cách người tiền nhiệm đã làm.
Vua Andragoras làm không tệ. Nhưng sự trị vì của hoàng tộc cũ trong suốt 300 năm đã tích lũy vô số mâu thuẫn và bất công, và ngay thời điểm bế tắc nhất, quân Lusitania kéo sang xâm lược. Lusitania phá hủy trật tự cũ của Pars như một cơn gió thổi bay những cái cây già cỗi. Việc của Arslan là xây dựng lại trên nền móng tan tành đó.
Một ngày nọ, khi đọc các báo cáo thu được sau những cuộc điều tra, Narsus nói với Dariun.
“Ngươi nghe gì chưa? Hoàng tử Hilmes trở thành khách quý của vua Mirs và dẫn đầu cuộc chiến xâm lược Pars.”
“Chỉ là tin đồn thôi. Tuy nhiên, không chỉ có một người nói vậy. Năm ngoái, ta cũng nghe có một gã ngoại quốc xuất hiện cùng vua Mirs trên chiến trận.”
“Chẳng lẽ hắn chưa chịu bỏ cuộc.”
Narsus cau mày, cố gắng tư duy.
“Kể cả khi bản thân hắn muốn bỏ cuộc thì vẫn có thể bị người xung quanh xúi giục. Nói chung, chuyện hắn mang trong mình dòng máu hoàng gia cũ là không thể chối cãi, chắc chắn có vô số kẻ lợi dụng điều này vì mục đích chính trị.”
“Đúng thế, nhưng do đâu mà người ta đồn đó là hoàng tử Hilmes.”
“Vì hắn có vết thương trên má.”
Narsus dùng ngón tay đánh dấu vị trí vết thương trên má phải. Hoàng tử Hilmes, Dariun và Narsus đều có số phận riêng. Với Dairun, hắn là kẻ thù giết chú mình, Vahriz.
Chàng hiệp sĩ đen khoanh tay, chìm vào dòng suy nghĩ.
-------------------------
“Nhân tiện, còn có một báo cáo thú vị khác.”
Narsus cầm cuốn tài liệu trên bàn. Bìa làm bằng da, bên trong là giấy của xứ Serica.
“Thu được cái này từ vị khách người Turk.”
Narsus nói đến tướng Gurab, kẻ bị bắt ở Cổng sắt. Vì vị tướng này miệng kín như bưng nên Narsus đành áp dụng phương pháp truyền thống. Rượu ngon gái đẹp khiến sự thù địch của gã tan chảy như lớp băng mỏng dưới ánh mặt trời.
“Hắn nói, một người nước ngoài với nửa khuôn mặt bị che bằng lụa mỏng thường theo bên cạnh vua Kalhana của Turk. Khi người này đặt chân đến vương quốc, hắn dẫn theo một người phụ nữ. Hắn khá thiện chiến và có tài thao lược nên rất được vua Kalhana tin tưởng.” Narsus nói với Dariun.
“Có vẻ như hắn không còn đeo mặt nạ bạc nữa rồi, chẳng thoáng mát cho lắm.”
“Thế chẳng phải là mâu thuẫn với tin đồn của Mirs sao?”
“Hoàng tử Hilmes chắc chắn là một người tài giỏi, nhưng ta chưa bao giờ nghe hắn có cánh. Hắn không thể xuất hiện ở Mirs và Turk cùng lúc được.”
“Có thể là hai người.”
Narsus dường như rất vui vẻ. Anh không những hài lòng với tình hình hiện tại mà còn nghĩ cách ứng phó với các thế lực thù địch trong tương lai. Dariun đoán thế.
“Ngươi muốn hai hoàng tử Hilmes này giết lẫn nhau hả Narsus?”
“Ấy, sao lại nói toạc ra rồi.”
Họa sĩ cung đình cười vui vẻ.
“Đúng là không giấu được ngươi cái gì. Có con mắt tinh tường như vậy thì sao không nhận biết được vẻ đẹp của nghệ thuật chứ?”
“Người chú quá cố Vahriz của ta dạy, ăn nhiều đồ ăn ôi thiu hay nhìn những bức tranh thảm họa sẽ khiến người ta mất đi cảm quan vốn có, cho nên đừng có lại gần.”
“Vậy còn hoàng tử Hilmes….”
Với vẻ miễn cưỡng, Narsus chấm dứt cuộc khẩu chiến bất lợi cho mình.
“Chúng ta có cách lợi dụng tướng Gurab. Thả hắn về Turk đi.”
“Thả hắn về cũng được thôi, nhưng ai sẽ chịu trách nhiệm hộ tống?”
“Một người giống Narsus ta đây, gánh trên vai trách nhiệm to lớn về nền văn hóa nghệ thuật xứ Pars…”
“Ta muốn hỏi riêng anh ta đã.”
“Việc này hợp với hắn mà, không phải sao?”
“Đúng là thế.”
Như vậy, quan thanh tra Gieve được chọn làm người hộ tống, đưa Gurab về Turk. Khi chiến đấu với Turk ở Cổng sắt, anh ta luôn tò mò rằng không biết ở Turk có nhiều mỹ nhân hay không, nên ắt hẳn anh ta sẽ vui lòng nhận nhiệm vụ. Gieve dẫn đầu 300 binh lính, còn Jaswant và Elam sẽ đồng hành với anh ta với tư cách phụ tá. Sở dĩ Narsus chọn Elam là để anh có cơ hội thăm thú địa lý nước ngoài. Tất nhiên, trong lúc Gieve bận rộn với những cuộc tình chóng vánh thì trách nhiệm chỉ huy 300 binh sĩ sẽ thuộc về Jaswant.
“Ta mong các vị có thể quay về an toàn và báo cho ta biết tình hình Turk hiện nay ra sao.” Arslan cũng rất muốn đồng hành nhưng không thể vì chàng đang ở vị trí cao nhất cả nước. Tận đáy lòng chàng ghen tị với Elam. Sau khi vị vua trẻ gửi lời chia tay tới ba sứ thần, Gieve đáp đầy ẩn ý.
“Xin cứ giao cho thần. Chúng thần sẽ đi khắp nơi, tìm về một mỹ nhân tuyệt thế dâng lên bệ hạ.”
Một số cận thần cau mày. Đùa giỡn thô thiển như vậy trước mặt nhà vua thì thật bất kính. Thế nhưng vị vua trẻ đã được tôi luyện bởi vô số cuộc chiến cũng như những trò đùa như thế rồi, chỉ nở nụ cười sảng khoái.
“Ta sẵn lòng chờ đợi. Dù sao Gieve chắc chắn sẽ đoạt được trái tim của đệ nhất mỹ nhân nên ta chỉ dám xin đệ nhị mỹ nữ mà thôi.”
Các tướng lĩnh dưới quyền Kubard một mắt nghe vậy thì muốn nổi khùng. Chàng hát rong hào hoa nhất xứ Pars chỉ lẩm bẩm “Ta sợ chắc” rồi rời khỏi cung điện.
Ngày khởi hành được ấn định là 20 tháng 11. Arslan từ phòng nghị sự chung quay về phòng làm việc riêng của mình. Chàng đã sử dụng nơi này từ khi còn là thái tử. Trên tấm thảm chung có vài tấm đệm thêu, ngoài ra còn có bàn gỗ mun, một tấm bản đồ, những bức tranh xứ Serica và một khay đựng điểm tâm. Nơi này tạo cảm giác như một căn phòng nghỉ, nhìn ra đài phun nước ở giếng trời. Arslan ngồi trên ghế đệm, đăm chiêu suy nghĩ. Sau đó, cánh cửa mở ra, và Elam thò đầu vào.
“Bệ hạ, người có muốn uống chút gì không?”
“Cảm ơn, nhưng những công việc tay chân như thế không còn thích hợp với cậu nữa, đúng không? Cậu chuẩn bị cho chuyến đi đến đâu rồi?”
“Đừng lo, vẫn đủ thời gian chuẩn bị đồ uống cho bệ hạ.” Elam đã cầm sẵn trên tay một chiếc bình bạc. Arslan gật đầu và xin một cốc trà xanh ấm. Vị vua trẻ cầm chén trà nóng hổi trên tay, dường như sực nhớ ra điều gì.
“Các triều thần nghĩ sao về trò đùa của Gieve?”
“Tể tướng Lucian có vẻ ủng hộ.”
“Đúng là Lucian sẽ phản ứng như thế, ngày nào ông ấy cũng nhắc nhở ta chuyện thành hôn. Nhưng nếu ta kết hôn sớm như vậy thì cuộc sống này còn ý nghĩa gì nữa chứ?”
“Cứ để mọi chuyện cho ngài Narsus lo. Trước giờ vẫn thế mà.” Elam nghe Narsus nói chuyện hôn nhân của nhà vua là vấn đề chính trị, không phải chỉ là thích hay không thích. Và vì là hôn nhân chính trị, nên ta cũng có thể chọn đứa con rơi vủa vua tiền nhiệm, phải không?
Kết hôn con gái của vua Andragoras cùng hoàng hậu Tahamine, và nếu sinh được con trai thì đứa bé có đủ tư cách thừa kế ngai vàng. Nó vừa mang trong mình dòng máu của vua Arslan, vừa kế thường huyết thống của triều đại cũ. Narsus nghĩ những thứ gọi là “huyết thống hoàng gia” cũng không hẳn là vô nghĩa. Trong lịch sử đã có nhiều quốc gia đã từng ở thế thù địch nhưng lại làm hòa với nhau bằng cách liên hôn.
Lúc này, Narsus và Dariun đang đi dạo trên hành lang cung điện, nhỏ giọng bàn tán về vấn đề này. Họ cũng nhận ra ẩn ý trong lời của Gieve. Dariun nói:
“Narsus, theo ta nghĩ, có khi Arslan bệ hạ đã có người trong lòng rồi.”
“Ngươi nói đến cô hiệp sĩ tập sự người Lusitania ấy hả.”
Narsus còn không thèm giả vờ ngây thơ. Dariun cười khổ.
“Sao? Ngươi cũng nhận ra à?”
Etoile, nữ hiệp sĩ tập sự của Lusitania có tên thật là Estelle, một cô gái bằng tuổi Arslan. Trong trận tấn công thành Saint Emmanuel, Arslan đã tình cờ gặp cô và để lại ấn tượng khó quên. Sau này, Estelle mang di hài vua Innocentius đệ thất về quê hương Lusitania. Trong 3 năm này, Arslan chưa một lần nhắc lại cái tên ấy. Dairun lo rằng Arslan sẽ giữ mãi chuyện đó trong lòng, nhưng Narsus không cho là như vậy.
“Chỉ là cơn cảm nắng thôi, thậm chí còn chẳng phải là yêu đương nữa.”
“Vậy ư?”
“Nếu thứ cảm xúc đó mà khiến hai người kết hôn được thì giờ Gieve phải có đến trăm bà vợ rồi.”
“Ví dụ của ngươi có cực đoan quá không?”
“Thì ví dụ càng cực đoan thì càng dễ hiểu.”
-----------------------
“Narsus, kế hoạch của ngươi là gì?”
“Vẫn chưa thể đưa ra kết luận.”
“Chẳng lẽ chúng ta cứ chờ đối phương ra tay sao?”
“Đúng, chúng ta mà ra tay trước, đối phương sẽ nắm được điểm yếu.” Càng náo loạn, kẻ địch càng mừng thầm, bởi gây náo loạn vốn là mục đích của chúng. Miễn là vờ như không biết gì và chờ đối phương mất kiên nhẫn, bắt đầu hành động thì có thể bắt chúng ngay.
“Dù sao đi nữa, chuyện trộm mộ cũng khiến ta lo lắng. Tuy không phải lỗi của quan quản lý Ferdas nhưng ông ta cũng nên cẩn thận.”
Arslan phán xử không bao giờ thiên vị, vô cùng điềm tĩnh, khiến Narsus lấy làm tự hào.
Narsus không ngừng nhắc nhở vị vua trẻ rằng “Đừng cố chấp với thứ gọi là công lý, cũng đừng để thứ công lý của mình áp đặt lên công lý của người khác.” Tất nhiên, Narsus không phủ định việc thể hiện ý thức công lý với những người yếu thế, bị ngược đãi. Điều anh muốn nhấn mạnh là kẻ cầm quyền phải luôn tự kiểm điểm bản thân. Nhà vua và vị quân sư từng có một cuộc trò chuyện như này.
“Suy nghĩ cho rằng công lý nhất định sẽ chiến thắng còn nguy hiểm hiểm cả ý tưởng chiến thắng thuộc về kẻ mạnh.”
“Nhưng nếu không tin là công lý sẽ chiến thắng thì còn ai theo đuổi công lý nữa?”
“Đó là tâm lý cá nhân. Hãy nhìn thẳng vào thực tế : Năm xưa, vua thánh hiền Ramshid đối đầu Xà vương Zahhak và thất bại. Đó là ví dụ điển hình cho việc người tốt hay công lý chưa chắc đã chiến thắng.” Narsus phơi bày với Arslan sự thật phũ phàng.
“Xin hiểu rằng không người dân nào có nghĩa vụ hy sinh vì công lý của nhà vua. Dân chúng không phải thánh, đức vua cũng chẳng phải thần. Trước hết, chúng ta phải mang lại lợi ích cho họ, sau đó khiến họ hiểu rằng nếu lợi ích đó bị tước đoạt thì, chà, rắc rối to rồi.” Nếu sự tồn tại của Arslan phù hợp với lợi ích của dân thì chàng sẽ được nhân dân ủng hộ, duy trì thành công sự ổn định ở Pars. Đương nhiên, chuyện này cũng chỉ có mức độ. Nếu mù quáng cho họ quá nhiều lợi ích, họ sẽ tha hóa dần. Việc cai trị thực sự rất khó khăn, nhưng cũng là niềm vui của một vị vua.
“Tóm lại, Pars đã thành công trong việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Vì sao? Có phải vì bãi bỏ chế độ nô lệ là hành động thể hiện sự công bằng, và công lý nhất định sẽ chiến thắng không? Tiếc là không, chí ít là không đúng với những quý tộc và tăng lữ bị tước mất quyền lợi.” Các nước láng giềng như Mirs, Turk cần củng cố nền tảng nội bộ nên họ không có cơ hội can thiệp. Với những người đi đầu cuộc cải cách như Arslan và Narsus, đây là một may mắn bất ngờ. Nếu không có quân Lusitania xâm lược, Pars vẫn sẽ nằm dưới quyền cai trị của vua Andragoras, và chế độ nô lệ sẽ tiếp diễn.
Đúng là thần linh phù hộ.
Đương nhiên việc tận dụng may mắn ấy cũng đòi hỏi rất nhiều yếu tố : quan điểm chính trị mới, khả năng lên kế hoạch và thực hiện nhất quán….
Một trong số những nguyên nhân khiến quyền lực hoàng gia của Arslan được thiết lập nhanh chóng là sự ủng hộ của quân đội. Kishward, Kubard, Dariun đều hết lòng trung thành với chàng. Dưới thời trị vì của vua tiền nhiệm, danh tiếng 12 marzban ấy đã lan khắp Đại lục vương lộ. Tuy nay chỉ còn 3 người sống sót nhưng họ đều phò trợ vị vua mới.
Arslan đã sử dụng lực lượng hùng hậu này làm điểm tựa để tiến hành cải cách. Việc giải phóng nô lệ gây xôn xao dư luận rất lâu. Chàng quyết tâm phá dỡ điền trang của các quý tộc, chia đất cho nông dân, tước đi quyền lực của giới tăng lữ, giảm chi phí trong ước và thúc đẩy thương mại….Rất nhiều người hưởng lợi từ cải cách của Arslan. Chỉ cần những điều này còn tiếp diễn, Arslan vẫn sẽ được dân chúng ủng hộ.
Sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, Pars dần ổn định hơn. Đây đương nhiên không phải chuyện dễ chịu với các nước láng giềng. Hiện giờ, Mirs và Turk đã điều quân đến. Trong tương lai, để trấn áp Pars, một số quốc gia lớn thậm chí có thể lập thành liên minh.
“Liên minh chống Pars sà? Ý tưởng không tồi nhưng ta nghĩ không dễ thực hiện đâu. Tạm thời không cần lo chuyện đó.”
Narsus lắc đầu khi nghe vậy. Nét mặt anh ta trông như một đứa trẻ tinh quái hơn một nhà thông thái lừng danh.
“Ta còn mong bọn chúng liên minh. Chúng dồn thành một đám rồi thì ta có thể một tay bắt gọn. Như thế dễ dàng tiêu diệt đơn lẻ từng kẻ thù như ta vẫn làm.” Mà mánh khóe Narsus giỏi nhất chính là khiến quân địch tự tan rã từ bên trong. Dưới thời vua Andragoras, anh ta chỉ dựa vào miệng lưới của mình mà phá tan liên quân Sindhura, Turk và Turan.
“Vậy thì cùng chờ mong thời điểm đó nhé.”
Arslan nói. Dariun đổi chủ đề.
“Đã ba năm trôi qua, chúng ta vẫn chưa tìm được con gái của lệnh bà.” Lệnh bà được nhắc đến ở đây là hoàng hậu Tahamine của cố vương Andragoras. Sau cái chết của chồng, bà lui về Badakhshan, quê hương của mình rồi từ đó bặt vô âm tín. Mong ước duy nhất của bà là gặp lại đứa con gái thất lạc. Arslan tìm một nơi có khí hậu tốt, phong cảnh đẹp để xây dinh thự cho bà an dưỡng tuổi già, đồng thời cử các cung nữ từng hầu hạ bà trước kia đi cùng. Mỗi năm, chàng đều chu cấp chi phí sinh hoạt đầy đủ. Vào dịp lễ tết, chàng chân thành gửi quà biếu như thể Tahamine vẫn là mẹ ruột của mình.
Mặt khác, Arslan cũng tìm kiếm người cha mất tích của mình nhưng không tiến triển. Chàng không khỏi cảm thấy mình không còn cơ hội nào nữa và muốn bỏ cuộc. Chàng tự nhủ rằng con người ta chẳng thể có tất cả mọi thứ. Rồi chàng cũng muốn tìm con gái của Tahamine để quên đi số phận rằng mình không có người thân nào trên đời.
Narsus trầm ngâm nhìn Arslan rồi nói.
“Nếu tìm được con gái của lệnh bà, bệ hạ định thế nào?”
“Đương nhiên là đưa cô ấy đến gặp thái hậu.”
“Rồi sao?”
“Về lý mà nói, cô ấy là em gái ta, ta sẽ đối xử với cô ấy như một thành viên hoàng tộc, tìm cho cô một người chồng tốt.”
“Narsus, ngươi tọc mạch quá đấy.”
Ngay cả Arslan cũng có chút bối rối nên Dariun chỉ có thể cười khổ, xen vào giải thích. Anh giải thích với Arslan về ý tưởng của Narsus : để Arslan cưới con gái thất lạc của vua Andragoras và hoàng hậu Tahamine, kết hợp giữa huyết thống hoàng tộc cũ và mới.
“Ta thậm chí còn chưa nghĩ tới.”
Arslan vô cùng sửng sốt. Chàng vốn không biết gì về con gái của Tahamine nên phản ứng như vậy là điều đương nhiên. Narsus không ép Arslan chỉ vì anh nảy suy ý tưởng đó. Mà cho dù Arslan có muốn nhưng đối phương không đồng ý, hoặc là không thể tìm thấy….Ngoài ra, lỡ đối phương có tính cách tồi tệ thì còn phiền toái hơn. Thứ nhất, Arslan sẽ không thích cô. Thứ hai, người dân sẽ không chấp nhận một kẻ như thế trở thành hoàng hậu của họ.
“Thần chỉ đề xuất dưới góc độ chính sách thôi. Dù điều này có lợi về mặt chính trị nhưng cũng phải nhìn từ góc độ cá nhân của bệ hạ nữa.”
“Cảm xúc riêng của bệ hạ cũng rất quan trọng. Nếu người thích ai thì cứ thành hôn với người đó.”
“Ta không có ai như vậy hết.”
“Thần biết, nhưng sau này thì sao? Bê hạ không phải kiểu người có thể lấy người mình thích làm vợ lẽ sau khi đã có một cuộc hôn nhân chính trị.”
Narsus giải thích:
“Đương nhiên, về mặt ngoại giao, việc bệ hạ còn độc thân như hiện giờ sẽ tốt hơn. Vì chúng ta có thể lợi dụng chuyện hôn nhân của người để kcíh động các quốc gia khác. Pars đang mỗi lúc một cường thịnh, và nếu vua của một nước hùng mạnh như vậy vẫn chưa thành hôn thì các nước láng giềng sẽ nghĩ sao? Vì không thể chiến thắng ngoài mặt trận nên họ chỉ có thể nghĩ tới thiết lập quan hệ hòa hữu, phải không? Và liên hôn là biện pháp tốt nhất. Chắc chắn vua của các nước sẽ nóng lòng muốn gả con gái cho người. Bằng cách này, Pars có thể chọn liên minh với bất cứ quốc gia nào.”
“Thật là tiện lợi.”
Arslan cay đắng mỉm cười.
“Nhưng như thế cũng rất khó. Dù sao người cũng phải lựa chọn ra một người. Khi ấy, các nước không được chọn sẽ phẫn uất, và việc ngoại giao liệu có trở nên khó khăn hơn không?”
Nghe vậy, Narsus gãi đầu, rồi chợt nói. “Điện hạ, hình như chúng ta đang bàn về màu sắc của một bông hoa chưa nở. Để sau hãy thảo luận đi.”
Arslan liền gật đầu.
“Đúng vậy, ta sẽ nghiêm túc cân nhắc điều đó sau khi Dariun và Narsus thành hôn. Đây có nên coi là thúc ép không nhỉ? Hai người lớn hơn ta cả chục tuổi.” Elam, người im lặng nãy giờ bật cười khúc khích. Dariun và Narsus bất ngờ bị phản công, không còn cách nào ngoài nhận thua.
“Ài, bệ hạ chẳng còn dễ thương như hồi là thái tử. Chắc chắn là đã bị tên Dairun đầu độc rồi. Một vị vua phải cẩn thận khi lựa chọn thuộc hạ bên cạnh mình chứ?”
“Đầu độc? Nhìn lại mình đi, bông hoa nào được ngươi vẽ ra thì đều khô héo, đó là nhận xét của chuyên gia.”
“Chuyên gia đó là tên ngốc như ngươi à?”
“Không, đó là ý trời? Ngươi dám không nghe sao?” Thật khó mà hình dung vị tướng dũng mãnh và nhà vị quân sư khôn ngoan nhất xứ Pars lại có thể nói ra những câu này. Arslan và Elam ngồi một bên xem mà ôm bụng cười ngặt nghẽo.
Sau cuộc trò chuyện, họ lại quay về cuộc sống bình yên thường ngày, rồi tới lúc Gieve, Elam và Jaswant lên đường hộ tống tướng Gurab về Turk. Arslan tiễn bọn họ ra ngoài thành, cầu nguyện cho họ trở về bình an. Ba ngày sau là đêm lễ hội nước được tổ chức tại hồ chứa nước ngoài thành Ecbatana.
----------------------------
Hồ chứa nước rộng 1 farsang từ đông sang tay, nửa farsang từ bắc xuống nam. Hiện có 300 chiếc thuyền đang nổi trên mặt hồ, mỗi thuyền đều thắp đèn sáng rực. Đèn làm bằng thủy tinh được sơn màu. Những sắc đỏ, lục, lam, vàng, tím lấp lánh rực rỡ trên mặt nước, như thể vô số viên ngọc khảm vào mặt đá đen.
Những ngọn đèn muôn màu khác cũng xếp dọc bờ hồ, soi sáng các gian hàng. Hơn 300 quầy rượu, thực phẩm, trái cây, đồ chơi và đồ trang trí cho 3 vạn khách hàng. Những gánh xiếc đường phố, vũ công, thầy bói, nhạc sĩ khác cũng tụ tập về đây. Tiếng huyên náo từ quảng trường Ecbatana như thể lan đến tận bờ biển.
Lễ hội này được tổ chức mang ý nghĩa kỷ niệm hồ chứa nước được khôi phục và đón chào mùa đông, chúc mùa màng năm sau tổ chức, mới bắt đầu thành thông lệ từ 3 năm trước. Người chịu trách nhiệm chuẩn bị là Jaravant, một anh chàng rất ưa náo nhiệt.
Giờ là cuối tháng 11, nước lạnh như băng. Người Pars, những người biết cưỡi ngựa trước cả biết đi luôn gặp khó khăn với nước. Trái ngược với họ là những người Pars sinh sống ở thành phố cảng Gilan phương nam. Hơn 1000 người Gilan đã nhận lời mời của nhà vua, đến tham dự lễ hội tại nơi này.
Họ chèo thuyền, ca hát, nhảy múa trên những chiếc bè lớn, tổ chức các màn biểu diễn đặc biệt. Dân thành Ecbatana vỗ tay tán thưởng không ngớt.
Dưới triều vua Arslan, kinh tế rất được coi trọng nên cá tuyến giao thông nối liền bắc nam được tập trung xây dựng. Ecbatana là trung tâm trên đất liền của Đại lục vương lộ, còn Gilan là một điểm quan trọng trong tuyến hàng hải ở biển nam. Việc kết nối chặt chẽ hai nơi này cho phép người dân giao thương thuận lợi hơn, việc buôn bán phát đạt hơn. Các công dân Ecbatana và Gilan trước kia có phần xa lạ, giờ đã có thể cùng tập hợp về một nơi để chung vui. Đó cũng là một bước tiến quan trọng trong việc đối nội.
“Thật sôi động! Mọi người đều vui vẻ!”
Arslan nói từ chỗ ngồi của mình, nhìn xuống đám đông. Narsus đã hơi say sau vài ly rượu, bắt đầu bộc lộ bản chất ưa thuyết giáo.
“Không ai ăn mừng sự cai trị của một bạo chúa. Lễ kỷ niệm hôm nay được tổ chức là nhờ sự anh minh của bệ hạ.”
“Ta sẽ ghi nhớ, kẻo về sau Narsus và Dariun sẽ bỏ rơi ta.”
Arslan nghiêm túc đáp. Lúc này, Dariun đã chặn miệng Narsus.
“Đúng, một ngày nào đó, khi sự trị vì của bệ hạ giống những bức tranh của Narsus, thần xin được cáo quan về núi ở ẩn. Rồi thần sẽ viết cuốn sách về bi kịch của nghệ thuật đã hủy diệt đất nước ra sao, để thế hệ sao này tham khảo như một lời cảnh cáo.”
Narsus định phản bác thì Arslan lên tiếng.
“Đêm nay đáng lẽ Gieve phải được dịp ca múa thỏa sức. Lẽ ra ta nên để anh ấy chơi hội xong mới khởi hành đến Turk.”
Cả nhóm không khỏi bật cười khi nghĩ đến hình cảnh của Gieve, người đang rong ruổi trên đường núi mùa đông đầy bất mãn.
Narsus cuối cùng cũng nghĩ ra cách phản công và muốn ăn thua đủ với Dariun, nhưng Arslan đã giơ tay ngăn cuộc khẩu chiến của hai người. Chàng hướng mắt về chiếc ghế ở một góc cách chỗ họ chừng 30 bước chân.
Tiếng sáo dập dìu dưới trăng.
Người thổi sáo pha lê là Farangis. Người phàm không nghe hiểu được nhưng những người đồng hành cùng cô lâu năm lại hình dung ra một nhóm tinh linh nhảy múa quanh cô theo điệu nhạc. Họ không muốn phá mất nhã hứng của nữ tư tế nên nín thở lắng nghe.
Một lúc sau, tiếng sáo ngừng lại. Farangis đến gặp nhà vua, cung kính cúi đầu.
“Các tinh linh nói có kẻ ghen tị với niềm vui tối nay của bệ hạ nên sẽ lợi dụng màn đêm để thực hiện âm mưu. Xin bệ hạ cẩn thận.”
“Âm mưu?”
“Một trong số chúng sẽ đánh đắm thuyền, gây náo loạn. Kẻ còn lại sẽ đổ chất độc xuống nước, khiến dân khốn đốn.”
“Có cách nào ngăn lại không?”
“Xin người đừng lo.”
Để đề phòng, Arslan triệu tập binh lính. Chàng nhìn ánh đèn muôn sắc trên mặt hồ và ven bờ, nói nhỏ với nữ tư tế xinh đẹp.
“Cố gắng đừng khiến dân chúng hoảng sợ nhé.”
“Vâng.”
Farangis cúi đầu chào vị vua trẻ rồi lập tức lên ngựa. Những động tác của cô uyển chuyển như khiêu vũ. Cô chưa bao giờ thôi thu hút ánh nhìn ngưỡng mộ của kẻ khác.
“E là cả đời tôi chẳng bao giờ được như thế.” Alfarid thở dài.
Dariun và Narsus không rời nhà vua nửa bước. Thứ nhất, họ phải đảm bảo an toàn cho đức vua. Thứ hai, sẽ có kẻ xì xào rằng họ bỏ rơi chúa thượng vì hoảng sợ.
Ngay sau đó, sự hỗn loạn bắt đầu. Chiếc thuyền đang ca hát trên hồ bỗng nhiên lật úp. Tiếng la hét vang lên và buổi biểu diễn bị gián đoạn. Rồi một chiếc thuyền khác cũng rung lắc dữ dội. “Có thứ gì ở trong nước!” Vài người hét lên, vội vàng rời khu vực. Marzban Kubard đang ngồi trên chiếc ghế ven hồ uống rượu say sưa. Khi tai nạn xảy ra, anh lập tức cau mày.
“Không dễ gì mới có dịp ăn chơi, ở đâu ra lũ mất nết phá phách như thế!”
Kubard đặt chiếc cốc bạc xuống. Anh không hề say, số rượu đủ khiến người khác say thì chỉ bằng một nửa tửu lượng của anh ta. Anh ta là con sâu rượu, và người ta nói trong triều đình của Arslan, chỉ có mình tiểu thư Farangis uống thắng được anh.
Lúc này, Farangis đang cưỡi ngựa phi nước đại với bộ giáp nhẹ, còn Kubard cũng nhảy lên lưng ngựa của mình. Anh không có vũ khí nào khác ngoài thanh kiếm bên hông. Ngấm rượu khiến anh ta không cảm thấy lạnh. Nhiều người nói, nếu anh không ưa khoác lác thì có lẽ đã oai nghiêm như thần chiến thắng Ursrakna.
“Nữ tư tế, sao lũ quỷ quái này lại xuất hiện? Ta đã nghe về vụ trộm mộ mấy ngày trước. Chuyện này cũng do chúng gây ra hả?”
“Có khả năng.”
Farangis vẫn duy trì tốc độ, lao đi vun vút.
“Trộm mộ là lời mô tả của Gieve nên có thể không xác thực. Với anh ta thì những chuyện hư cấu hoang đường quan trọng hơn sự thật nhàm chán.’
“Quả là như vậy.”
Kubard có biệt danh “Kubard khoác lác” kể từ thời phò tá vua tiền nhiệm. Trong triều, ai ai cũng biết Gieve và Kubard là tình địch. Thậm chí, họ còn cá cược với nhau. Nội dung cược không phải “Kẻ nào sẽ chinh phục trái tim tiểu thư Farangis”, mà là “Tiểu thư Farangis sẽ cự tuyệt ai trước.”
Hiện giờ Gieve không ở kinh đô nên hẳn là cơ hội tốt cho Kubard. Tuy nhiên, dường như Farangis không định cho cả hai bất cứ cơ hội nào. Cô xây nên một bức tường trong suốt, bảo vệ bản thân và ngăn cản những người đàn ông.
Farangis và Kubard cưỡi ngựa song hành ở ven hồ với khoảng 20 kỵ sĩ theo sau. Ánh trăng trải xuống mặt nước những vệt trắng bạc. Trên hồ, những chiếc thuyền khác tụ tập quanh hai thuyền bị lật. Sụ náo động của người dân cũng lan nhanh như sóng.
Bất chợt, Farangis cầm lấy cây cung trên yên ngựa, lên dây bằng một động tác mượt mà, bắn đi mũi tên đầu tiên. Trong mắt Kubard, mũi tên chỉ như bay vào bóng tối. Nhưng một lúc sau, anh ta nghe thấy âm thanh va chạm rất nhỏ. Quả là kinh ngạc, ai đó trốn trong màn đêm đã bị mũi tên thần thánh của Farangis đóng chặt vào thân cây.
Kubard rút kiếm lao về phía trước. Tiếng vải xé chồng lên tiếng vó ngựa. Kẻ lạ mặt ẩn mình đó chấp nhận hy sinh một phần tấm áo để vùng thoát ra. Đúng lúc này, bóng dáng sừng sững của Kubard liền chắn trước mắt hắn. Gã vội vàng lấy tay áo che mặt.
“Ngươi đến thế giớ yên bình này để thể hiện bản chất ma quỷ của ngươi sao?”
“…”
“Hừ….Bình tĩnh quá nhỉ. Đôi khi náo nhiệt một chút cũng vui, nhưng nên công khai chứ đừng giở thủ đoạn đê hèn thế này.”
Kubard lẩm bẩm, không có bất cứ sơ hở nào trong tư thế của anh ta. Có vẻ như kẻ bí ẩn cũng nhận ra điều này nên không dám tấn công bừa bãi. Chỉ có sát ý nặng nề, dày đặc trong đêm, phía trước mặt bên trái và bên phải Kubard.
Tuy nhiên, sự im lặng không kéo dài lâu. Bóng đen nhảy vọt đi không tiếng động. Thanh kiếm của Kubard quét qua không trung, như thể cắt đôi cả màn đêm. Nhưng cái bóng đó lại lẳng lặng đứng trên mặt phẳng của lưỡi kiếm.
Sau một hồi ngơ ngác, ngay khi cái bóng định dùng dao đâm vào mắt phải đang mở to của Kubard, tiếng mũi tên lại lao đến, xé toạc cơn gió đên. Cái bóng ngã nhảy lộn vòng xuống đất. Mũi tên thứ hai của Farangis xuyên qua cổ tay trái hắn ta.
Kẻ lạ mặt vội vàng đứng dậy nhưng chiếc khăn xếp buông lỏng, khuôn mặt trẻ trung, nhợt nhạt lộ ra dưới ánh trăng.
Farangis kêu lên:
“Gurgin?”
Âm thanh này khiến Kubard vô cùng kinh ngạc. Từ lúc quen biết đến giờ, anh chưa từng thấy nữ tư tế xinh đẹp hành xử bối rối như thế, nhất là giữa chiến trận. Farangis đã không thể bắn mũi tên thứ ba nên kẻ này thoát chết. Nếu đối phương nhân cơ hội ra tay, có lẽ nữ tư tế cũng bị thương. Tuy nhiên, dường như kẻ được gọi là Gurgin còn kinh ngạc hơn cả Farangis. Hắn ngơ ngác đứng đó, quên cả chạy trốn. Sau khi bị đánh mạnh một cú vào sau gáy, Gurgin mất thăng bằng, lảo đảo ngã ra đất, không đứng lên được nữa. Kubard nhảy khỏi lưng ngựa, cố gắng khống chế tên gián điệp. Đúng lúc này, vô số cái bóng tựa như con rắn bay ra. Thanh trọng kiếm của Kubard chém đứng ba trong số chúng nhưng cái thứ tư quấn quanh cổ tay anh ta, cái thứ năm trói chặt toàn thân. Một lưỡi kiếm mỏng lóe lên dưới trăng. Dải lụa cong rơi xuống đất. Thứ vừa cắt đứt nó là thanh kiếm của Farangis.
Sát khi nặng nề lướt qua bóng tối rồi đột nhiên biến mất. Gió đêm thổi khẽ, chỉ còn Farangis và Kubard. Những tên gây rối trốn thoát rồi, đuổi theo cũng vô ích.
“Nữ tư tế biết kẻ khả nghi đó sao?”
Kubard không định truy hỏi nhiều. Nếu Farangis phủ nhận, anh chỉ có thể gật đầu và im lặng. Nhưng Farangis lại thành thật đáp.
“Tôi biết anh trai anh ta.”
Dù giọng nói của Farangis nghe rất bình tĩnh nhưng Kubard tự hỏi có đúng thế không? Anh cảm thấy có chút dao động trong vẻ ngoài lạnh băng của cô.
“Thế à. May là không có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra.”
Kubard cất kiếm, quay ngựa. Farangis lặng lẽ theo sau anh.
Như Kubard nói, không có thiệt hại lớn. Dù 3 chiếc thuyền bị lật, 60 người rơi xuống nước nhưng may là họ đều được cứu sống, không ai chết đuối cả. Nhà vua ban cho họ những đồng bạc và rượu để an ủi. Người dân vỗ tay khen ngợi sự hào phóng của vị vua trẻ, và vụ việc đáng tiếng nhanh chóng rơi vào quên lãng.
Lễ hội kéo dài đến nửa đêm và kết thúc trong tiếng reo hò của dân chúng. Thông tin về sự cố chỉ được trao đổi một cách kín đáo giữa các cận thần của nhà vua, nhưng không lan truyền ra bên ngoài. Thái độ của Farangis cũng không có gì khác lạ. Kinh đô hoàng gia Ecbatana lặng lẽ đón mùa đông kế tiếp. Arslan cùng những người khác tiếp tục tiến hành công việc dang dở như thường lệ, trong lúc chờ đợi nhóm của Gieve trở về.
---------------------------------
Trong khi Ecbatana, kinh đô xứ Pars đang tổ chức lễ hội hồ nước sôi động thì ở Mirs, vương quốc láng giềng phía tây của họ, vua Hossain đệ tam đang ngồi trong cung điện với vẻ mặt thờ ơ, chẳng liên quan gì đến sự náo nhiệt của nước bạn.
“Ồ, vua Rajendra đệ nhị của Sindhura không bị ngài qua mặt ư?”
Chào mừng vị khách quay về từ biển, vua Hossain của Mirs cong môi giễu cợt. Vẻ mặt ông ta đầy sự thất vọng. Ông ta đã mong rằng vị khách với vết sẹo trên má sẽ mang về kết quả nào đó.
Ông ta dần cảm thấy năng lực tên này không tốt như những gì hắn khoác lác, và tầm nhìn của Masinissa chuẩn xác ngoài mong đợi. Kẻ ông cho là cánh tay phải của mình thực ra không hề đáng tin, và kế hoạch thế kỷ của Mirs cũng trên bờ nguy khốn. Với tư cách là vua, ông ta cần gánh vác trách nhiệm nặng nề trong công tác hoạch định chiến lược, sau đó điều động cấp dưới. Ngoài cách đó ra, dường như không còn lựa chọn nào.
“Thật đáng tiếc, giá như ta có cơ hội nào khác để bù đắp lỗi lầm đáng hổ thẹn này. Dù bệ hạ có trừng phạt, ta cũng không oán trách.”
Nhưng sau đó ngươi có ghim trong bụng hay không là chuyện khác, Hossain thầm nghĩ. Tuy nhiên ông ta không nói ra. Tài năng của kẻ này có hạn nhưng không hoàn toàn vô dụng.
Không chỉ riêng Hossain mà các nước xung quanh cũng lo lắng về làn sóng “xóa bỏ chế độ nô lệ”, sợ rằng nó sẽ tác động và nhấn chìm cả quốc gia, mang đến sự đảo lộn trong hệ thống xã hội. Do đó, họ muốn lật đổ vua Arslan và khôi phục chế độ nô lệ. Nhờ có mục đích chung này, các nước có thể đoàn kết lại. Tuy nhiên, để dẫn đầu thì phải có con át chủ bài, nếu không thỉ chỉ đành tự mình tiến đánh trước, chứ cứ trơ mất đừng nhìn thì không thể nào thắng được Pars. Đã không còn là lúc bo bo giữ mình nữa, có nên quyết định hành động hay không? Lúc này, Hossain chợt nhớ ra.
“Danh tính thực sự của ngài có phải hoàng tử Hilmes, thành viên sống sót cuối cùng của hoàng tộc Pars không?”
Câu hỏi của Hossain quá bất ngờ, khiến cả nét mặt lẫn toàn thân người được hỏi cứng đờ.
Mà bản thân Hossain, người đặt câu hỏi cũng tự thấy hình như mình quá nóng vội rồi.
Tuy nhiên, vừa dứt lời, đầu óc ông ta cũng nhanh chóng tư duy. Dẫu sao cũng không có cách nào biết được sự thật, chi bằng cứ chủ động kiểm soát tình hình. Nghĩ vậy, Hossain nói tiếp.
“Sao? Ngài có thể tin tưởng và thú nhận với ta không? Ta sẽ không làm hại ngài, nên tốt nhất cứ cho ta biết.”
Người kia không trả lời ngay, nhưng dường như đã ngầm khẳng định.
“Nếu ta nói đúng thế thì sao?”
Hossain liền đáp.
“Quả nhiên là vậy. Nhưng nghe nói hoàng tử Hilmes bị thương trên mặt do bỏng lửa, còn vết thương của ngài trông không giống thế. Ngài có đúng là hoàng tử Hilmes?”
Diễn xuất của Hossain hết sức thông minh, tạo ra bầu không khí mà vị khách với vết sẹo trên má không có lựa chọn nào ngoài nói “Đúng”. Rồi sau khi trả lời, vận mệnh nào sẽ chờ đợi hắn ta, điều đó thật đáng suy ngẫm. Tuy nhiên, hắn lại không có nhiều thời gian rảnh rỗi để nghĩ. Cuối cùng, hắn đáp.
“Ta quả thực là hoàng tử Hilmes.”
“Tốt lắm. Nghe ngài nói vậy, ta yên tâm rồi.”
Hossain gật đầu, vỗ hai tay. Những người hầu cận liền tới trước mặt nhà vua, nghe ông ta thì thầm ra lệnh. Bọn họ lui đi với vẻ mặt ngạc nhiên.
Ngay sau đó, tướng Massinissa cùng 8 người lính lực lưỡng xuất hiện, cùng 3 người có vẻ là thầy thuốc. Sau khi Massinissa cúi chào trước Hossain đệ tam, hắn nhìn kẻ có vết sẹo trên má với ánh mắt tò mò. Người này cũng cảm thấy dường như một mối nguy hiểm vô hình đang dang rộng đôi cánh lạnh lẽo sau lưng hắn. Hossain nói.
“Nếu ngài là hoàng tử Hilmes thì gương mặt phải bị bỏng do lửa. Nhưng vết thương của ngài lại không phải, nên ta phải làm cho giống thế. Phải không hoàng tử Hilmes?”
Kẻ có vết sẹo trên má liền tái mặt. Hossain định tạo ra vết bỏng trên mặt hắn?
“Chính ngài đã thừa nhận mà phải không? Ta nghĩ kỹ rồi, ta sẽ đưa hoàng tử Hilmes lên ngai và xứ Pars, khôi phục chế độ nô lệ, gả con gái ta cho hắn, rồi hai nước giữ mối bang giao, hòa hảo muôn đời.”
“Ngai vàng của Pars…”
Vị khách thấp giọng lẩm bẩm, tham vọng lóe lên trong mắt. Hossain quan sát biểu hiện của hắn, âm thâm hài lòng. Âm mưu đã nửa đường thành công.
“Ngồi yên đó đi. Ta muốn nói chuyện với ngươi một cách cởi mở.”
Thứ Hossain đang uống là loại rượu có pha thuốc phiên, thứ khiến người ta say sưa mê mệt.
“Đương kim quốc vương của Pars, Arslan tuyên bố bản thân không mang trong mình dòng máu hoàng tộc cũ. Nếu bỏ vấn đề huyết thống sang bên thì ai cũng có thể ngồi lên ngai vàng xứ Pars. Hơn nữa, nếu ngươi đúng là hoàng tử Hilmes thì càng có tư cách. Ta chỉ đứng về phía công lý mà thôi.”
Cặp mắt Hossain phản chiếu những giọt mồ hôi ròng ròng trên trán đối phương.
“Đó là kế hoạch của chúng ta. Ngài có quyết tâm tiêu diệt Arslan và giành lấy ngai vàng không?”
“….”
“Nếu không thì ta cũng chẳng thể giúp được. Ta không thể đặt cược vận mệnh quốc gia lên một kẻ còn đang do dự.”
Ta sẽ ban cho ngươi 100 đồng vàng và ngươi có thể rời đất nước này vào sáng mai, vua Hossain nói.
Sau đó, ông ta chìa tay về phía Massinissa, Massinissa đặt túi tiền vàng nặng trĩu vào lòng bàn tay ấy. Hossain thả túi tiền xuống chân vị khách.
Sự im lặng nặng nề, cay đắng kéo dài không lâu. Vị khác mở miệng, giọng nói khàn khàn trong cuống họng.
“Ta quyết tâm rồi.”
“Không hối hận chứ?”
“Không hối hận. Ta sẽ giành lấy ngai vàng xứ Pars.”
“Tốt lắm.” Hossai gật đầu, há miệng cười lớn.
“Vậy uống ly rượu này đi. Trong đó có thuốc mê, giúp ngài giảm bớt cơn đau.”
Nhà vua xoa hai ngón tay, một chiếc cốc gốm được đưa tới. Vị khách cầm lên, uống sạch một hơi thứ chất lỏng màu đen.
Sau khi đặt chiếc cốc xuống bàn, hắn liền theo sự chỉ đạo của Massinissa, nằm xuống tấm thảm trải trên mặt đất. Bốn người lính giữ chặt chân trái, chân phải trong khi người thứ năm ngồi lên bụng. Người thứ sáu giữ lấy đầu, còn hai người còn lại chuẩn bị thuốc và băng vải để sơ cứu theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Kế tới. Massinissa mang đến một ngọn đuốc cháy rực, quỳ xuống cạnh vị khách.
“Thưa ngài Hilmes, thứ lỗi cho ta. Đây là mệnh lệnh của đức vua.”
“Mau kết thúc đi!”
“Vậy ta sẽ khá nặng tay đấy. Ngài hãy trút giận lên những kẻ chiếm đoạt ngai vàng của ngài ở Pars nhé.”
Ngọn đuốc hạ xuống, tiếng hét vang vọng khắp phòng. Mùi thịt cháy bốc lên gay mũi, khiến vua Mirs cau mày và đưa chai dầu mè lên hít hà.
Sau đó, vị khách được đưa sang căn phòng khác. Các bác sĩ chữa trị cho hắn xong thì cúi đầu xin lui. Người đàn ông nằm một mình trên chiếc giường, rên rỉ với lớp băng quấn trên mặt. Một nữ nô lệ phụ trách chăm sóc, lặng lẽ đứng bên hầu. Massinissa nói với Hossain đệ tam.
“Bệ hạ, người quyết tâm rồi sao?”
“Không hẳn. Dù gì cũng là khuôn mặt của kẻ khác, chứ nếu là bản thân, ta cũng không muốn chịu đựng nỗi đau đó.”
Hossain lạnh lùng nói, rồi đến bên giường, cúi đầu nhìn gương mặt băng bó của vị khách với đôi mắt dửng dưng. Ông ta cất tiếng gọi “Ngài Hilmes”, rồi những tiếng rên rỉ chợt ngừng lại, Một giọng nói thều thào như ma ám đáp lại nhà vua.
“Ngai vàng của Pars…”
“Ta biết, ta sẽ giữ lời. Trong tương lai gần, ta sẽ để ngài ngồi trên đó với tư cách là vua Hilmes.”
Hossain đổi giọng, hỏi.
“Nhân tiện, chỉ tò mò chút thôi, nhưng có thể cho ta biết tên thật của ngài không?”
“Sha…”
“Sha?”
“Shaggah….. Không, tên ta là Hilmes!”
“Ồ, tốt lắm.”
Hossain đứng dậy. Gã này gan lì hơn ông ta nghĩ. Một khi quyết tâm dùng danh tính hoàng tử Hilmes, hắn sẽ kiên trì bám lấy đến cùng.
Cặp mắt vua Hossain sáng rực.
“Người có nghĩ hắn nói thật không, bệ hạ?”
“Sự thật chsinh là những gì ngươi vừa nghe. Người này là hoàng tử Hilmes, con cháu hoàng tộc Pars.”
Giọng Hossain đầy miễn cưỡng.
“Massinissa, ngươi phải đối xử tử tế với hắn. Ta không cho phép ngươi bất kính với vị vua tương lại của Pars, nghe rõ chưa?”
“Vâng, thưa bệ hạ.”
Sau khi để Massinissa rời đi, Hossain ôm đầu nhục nhã. Con gái ông ta, công chúa của Mirs sẽ phải kết hôn với một gã vì tham vọng của mình mà chấp nhận hủy hoại gương mặt. Nếu họ sinh con trai, sau này đứa trẻ sẽ là vua xứ Pars.
“Vậy thì chẳng phải từ thời Hilmes đệ nhị, hoàng gia Pars đã mang trong mình dòng máu hoàng gia Mirs của ta ư? Quả là đáng mừng.”
Hossain đệ tam bật cười.
Danh sách chương