Vào một buổi sáng trong trẻo, khi ánh nắng đầu hè rơi trên mặt đất như muôn mảnh pha lê vỡ, làn gió tươi mát từ ven sông ùa về. Mặt trời lên cao, cái nóng khô hanh dần trở nên khó chịu, nhưng luôn có những bóng râm để trú mình. Vương quốc Pars, cảnh sắc bốn mùa đều có nét đẹp riêng. Nhưng lúc này, đất nước chìm trong khói lửa.
Lỗi chẳng ở thiên nhiên khắc nghiệt mà ở sự bạo tàn của con người. Những sinh vật hai chân luôn hát về hòa bình nhưng tay không ngừng chém giết, nhuộm đỏ đất Pars vào thời điểm vẫn được coi là đẹp nhất trong năm.
Cuối tháng 5 năm 321 theo lịch Pars, quân đội của vương quốc Turan từ phía bắc Đại lục vương lộ ùn ùn kéo về phương nam mang theo cơn lốc cát bụi dưới vó ngựa. Họ vượt qua biên giới giữa Pars và Sindhura, cố gắng giành lấy của cải từ các quốc gia giàu có trên đại lộ dưới bàn tay tham lam của mình.
Vị vua trẻ tuổi Rajendra của Sindhura vừa mới lên ngôi cách đó ít lâu. Năm ngoái, Rajendra cùng người anh trai cùng cha khác mẹ của mình đã tranh đoạt ngai vàng vô cùng ác liệt. Kết cục, với sự trợ giúp của thái tử Arslan nước láng giềng Pars cùng quân đội của cậu ta, Rajendra đã đánh bại đối thủ, chính thức thừa kế ngôi vương. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thế lực chống đối trong nội bộ Sindhura. Dù vị vua đã chính thức tuyên thệ nhưng chưa thể tổ chức lễ đăng cơ mà phải tập trung thống nhất đất nước. Trong lúc đó, “Kẻ thống trị thảo nguyên”, quân đội Turan lại tấn công. Với Rajendra, đây chẳng phải tin mừng.
Trước kia, Sindhura đã từng bắt tay với Turan để tiêu diệt Pars. Nhưng giờ tình thế đã khác, Rajendra và hoàng tử Arslan xứ Pars đã ký hiệp ước hòa bình.
“Hãy nói cho hoàng tử Arslan.”
Rajendra dùng từ “nói” chứ không phải là “thông báo”, đó là sự lươn lẹo điển hình của Rajendra. Hắn biết rằng quân đội của mình khó có thể tự đương đầu với kẻ địch đáng sợ như Turan, nhưng vì giờ Pars và Sindhura là đồng minh nên họ có thể đẩy lùi đội quân này. Suy nghĩ một cách hợp tình hợp lý, Rajendra lẽ ra nên khóc lóc “Hoàng tử Arslan, xin hãy giúp chúng tôi!” để nhận được cứu viện. Thế nhưng hắn lại nghĩ khác một chút.
“Nếu quân Turan nam tiến để xâm lược Pars thì Arslan, người lúc này đang hành quân về phía tây trong cuộc chiến giành lại thủ đô, sẽ gặp rắc rối. Khi ấy, chẳng may pháo đài Peshawar thất thủ, Arslan càng gặp nguy hiểm. Cho nên tốt hơn cứ báo cho cậu ta biết sớm.”
Phân tích của Rajendra hoàn toàn hợp lý, nhưng hắn không đề cập tình thế khó khăn của bản thân, làm như thể mình chỉ đang lo lắng cho người đồng minh. Để sau hãy bàn tới tính cách xảo quyệt của người. Trước mắt, khi Rajendra cử sứ giả cấp tốc đi báo tin cho Arslan, cuộc xâm lược của đội quân ngoại bang khiến cho đất Pars đổ máu ngày một nhiều.
Sứ giả của Rajendra vượt qua biên giới, đến được Peshawar trước lúc rạng sáng ngày 1 tháng 6. Người phụ trách thủ thành Peshawar hiện giờ là Lushan, vừa mới được Arslan phong làm chưởng sự. Sau khi hay tin, ông liền triệu tập tướng lãnh, thông báo tình hình.
“Nhiệm vụ của chúng ta không phải khoe khoang lòng dũng cảm và sự thiện chiến, mà chỉ đảm bảm thái tử điện hạ có thể yên tâm đối đầu quân Lusitania, không phải lo lắng hậu phương. Chúng ta phải giữ thành Peshawar cho bằng được.”
Lucian có được sự uy nghiêm cần thiết của một người cao niên có địa vị và kinh nghiệm. Sau khi tỏ rõ lập trường, ông cùng cùng cấp dưới chung tay lên kế hoạch. Thành Peshawar có 1 vạn 5 ngàn quân, lương thực vũ khí dồi dào, có giếng nước và vật tư đầy đủ. Ban đầu, pháo đài là nơi đại quân của Pars tập hợp nên không cần lo về thức ăn. Lucian chọn ra một hiệp sĩ tên Parazada cùng một con ngựa khỏe, sai anh ta tiến về phía tây báo tin.
Chiều cùng ngày, ngay khi Parazada rời thành, lên đường làm nhiệm vụ, lính canh trên thành Peshawar trông thấy một đám khói bụi mù mịt cuộn lên từ chân trời hướng bắc.
“Quân Turan tấn công!”
Lucian lập tức ra lệnh đóng cổng thành khi nhận được thông báo này, đồng thời sai binh lính củng cố hàng rào công sự.
“Chúng ta tuyệt đối không thể để mất pháo đài. Chỉ cần cầm cự được năm đến mười ngày, thái tử điện hạ sẽ phái quân ứng cứu. Mọi người hãy ra sức cố thủ !”
Nếu ai khác nói ra lời ấy sẽ dễ bị coi là “hèn nhát”, “không dám chiến đấu”, nhưng vì chủ tướng là Lucian, người luôn nhận được sự kính trọng của cả binh sĩ lẫn quý tộc, nên không vấp phải sự phản đối nào. Các bao cát được chất lên phía trong cổng thành đóng kín. Quân Pars im lặng chờ đợi cuộc tấn công của kẻ thù.
Parazada rời thành Peshawar, cưỡi ngựa về phía mặt trời lặn, phi như bay để đuổi kịp quân của thái tử Arslan ở phía tây Đại lục vương lộ. Họ vẫn còn cách nhau đến 50 farsang. Trước đó, Arslan cùng các thuộc hạ đã chiến đấu anh dũng để loại bỏ kẻ thù trên con đường, nhờ thế vương lộ bây giờ vắng tanh.
Sau khi đi qua một số điểm quân Pars và Lusitania từng giao chiến, Parazada tiếp tục chạy thâu đêm tới ngày hôm sau. Dù ngựa của anh ta là chiến mã đã được tuyển chọn kỹ lưỡng, có tốc độ và sức bền đáng kinh ngạc, nhưng cả người lẫn ngựa đều đã đạt đến giới hạn về thể chất. Cuối ngày thứ hai, con ngựa ngã gục.
Dẫu là chiến mã có tiếng ở xứ Pars, nó vẫn không thể gượng dậy sau một ngày một đêm chạy không ngừng nghỉ. Parazada chỉ biết bất lực đứng đó.
“Nào ! Dậy đi ! Mau chạy tiếp đi!”
Anh cố gắng kéo cương nhưng con ngựa đã sức cùng lực liệt. Nó cố gắng gượng dậy vài lần nhưng rồi ngã xuống với hai chân trước cong lại, máu chảy ra từ miệng. Con ngựa đã chết.
Người Pars vô cùng yêu ngựa, nhưng giờ anh ta không có thời gian đau buồn trước cái chết của nó. Parazada tiếp tục đi bộ.
Người chiến binh này vẫn còn trẻ và khỏe mạnh, nhưng chuyến đi khốc liệt khiến anh kiệt sức, hai chân liên tục vấp vào nhau. Suốt thời gian cưỡi ngựa, anh còn chẳng thể uống lấy một giọt nước chứ đừng nói chợp mắt nghỉ ngơi. Khi đi được khoảng nghìn bước, anh trông thấy bóng một người cưỡi ngựa phía xa trên con đường.
Người ấy cũng đang đi về phía tây. Thấy vị du khách đơn độc nhàn nhã ấy, Parazada nảy ra suy nghĩ. Anh gọi người đó lại, lê đôi chân mỏi nhừ đuổi theo. Du khách nọ ngoái nhìn với vẻ mặt thờ ơ.
“Cậu gọi ta hả?”
“Ta không có thời gian giải thích. Xin cho ta mượn con ngựa của anh!’
“Thứ lỗi, ta đang cưỡi nó rồi. Cho cậu mượn thì chẳng lẽ ta phải đi bộ?”
Người dàn ông kia khiến Parazada liên tưởng tới một con hổ với một mắt có vết sẹo cắt qua, mắt bên kia sáng rực, vừa uy lực vừa có chút mỉa mai. Người đó chính mà cựu marzban Kubard. Anh ta chẳng hề lo lắng, vẫn thong dong tận hưởng chuyến đi.
“Chỉ cần anh cho ta mượn ngựa, ta hứa sẽ trả lại cho anh!”
“Có lợi ích gì thì hãy bàn chuyện trao đổi.”
Bị đối phương chế giễu, Parazada không khỏi kích động. Trong cơn nóng giận, anh chỉ cảm thấy gã một mắt này đang cố ý cản trở nhiệm vụ của mình.
“Thứ lỗi, nhưng ta sẽ phải dùng đến vũ lực.’
Với cơ thể lẫn tinh thần đều kiệt quệ, Parazada rút kiếm. Thấy lưỡi kiếm trắng lóa của đối phương, thái độ Kubard vẫn nhàn nhã như thường.
“Đừng làm thế, ta mạnh lắm đấy.” Anh nói, “Không muốn người thân của mình phải khóc thì cậu nên giữ lấy cái mạng.”
“Câm miệng ! Đồ khoác lác!”
Hét lớn một tiếng, Parazada vung kiếm xông về phía người đàn ông trên lưng ngựa. Tuy nhiên, cú đánh thậm chí còn chẳng chạm nổi đến anh ta. Người kia có lẽ bắt đầu cảm thấy phiền phức, rút thanh trọng kiếm khỏi vỏ. Parazada chỉ kịp nhìn thấy tia lửa bắn lên rồi ngã xuống đất. Cơn đói và mệt mỏi ập đến cùng lúc, anh không thể gượng dậy. Nghĩ rằng người kia sẽ ra tay kết liễu mình, anh dùng hết sức kêu lên, “Chết tiệt ! Pars diệt vong tại đây ư? Chỉ vì một gã ích kỷ không cho ta mượn ngựa!’
Người du khách một mắt nghe lời này thì dừng ngựa dù đang định bỏ đi. Anh ta quay nhìn Parazada qua bờ vai rộng của mình.
“Cậu dám nói Kubard ta là kẻ ích kỷ? Cậu không biết bản thân liều lĩnh ra sao khi nói ra câu đó à?”
Cái tên người đàn ông kia thốt ra như một tiếng sấm bên tai Parazada.
“Kubard? Ngài là marzban Kubard nổi danh đấy ư?”
“Không, chỉ là trùng tên thôi. Ta không phải nhân vật lẫy lừng nào đâu.”
Đương nhiên đó là câu nói đùa, nhưng Parazada không buồn để tâm. Anh cố gắng vực dậy cơ thể kiệt quệ của mình, tra kiếm vào vỏ, thậm chí còn quên cả cơn đau của cú đánh ban nãy, chống hai tay xuống đất, kính cẩn cúi đầu.
“Tôi không biết ngài là Kubard, thứ lỗi cho sự vô lễ của tôi. Nếu ngài không tha thứ, tôi cũng không dám trách. Nhưng thực sự tôi phải tuyệt vọng lắm mới hành xử như vậy. Pars đang lâm nguy…”
Kubard nghĩ Parazada đang phóng đại vấn đề, nhưng nhìn vẻ mặt nghiêm túc của đối phương, anh vẫn bằng lòng. Kubard cho Parazada mượn ngựa, còn bản thân sẽ đi bộ. Anh ngồi xuống dưới gốc cây ven đường. Nếu đợi ở đây, chắc sẽ gặp được quân của hoàng tử Arslan. Kubard quyết định nằm lăn ra đó, đánh một giấc.
Lỗi chẳng ở thiên nhiên khắc nghiệt mà ở sự bạo tàn của con người. Những sinh vật hai chân luôn hát về hòa bình nhưng tay không ngừng chém giết, nhuộm đỏ đất Pars vào thời điểm vẫn được coi là đẹp nhất trong năm.
Cuối tháng 5 năm 321 theo lịch Pars, quân đội của vương quốc Turan từ phía bắc Đại lục vương lộ ùn ùn kéo về phương nam mang theo cơn lốc cát bụi dưới vó ngựa. Họ vượt qua biên giới giữa Pars và Sindhura, cố gắng giành lấy của cải từ các quốc gia giàu có trên đại lộ dưới bàn tay tham lam của mình.
Vị vua trẻ tuổi Rajendra của Sindhura vừa mới lên ngôi cách đó ít lâu. Năm ngoái, Rajendra cùng người anh trai cùng cha khác mẹ của mình đã tranh đoạt ngai vàng vô cùng ác liệt. Kết cục, với sự trợ giúp của thái tử Arslan nước láng giềng Pars cùng quân đội của cậu ta, Rajendra đã đánh bại đối thủ, chính thức thừa kế ngôi vương. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thế lực chống đối trong nội bộ Sindhura. Dù vị vua đã chính thức tuyên thệ nhưng chưa thể tổ chức lễ đăng cơ mà phải tập trung thống nhất đất nước. Trong lúc đó, “Kẻ thống trị thảo nguyên”, quân đội Turan lại tấn công. Với Rajendra, đây chẳng phải tin mừng.
Trước kia, Sindhura đã từng bắt tay với Turan để tiêu diệt Pars. Nhưng giờ tình thế đã khác, Rajendra và hoàng tử Arslan xứ Pars đã ký hiệp ước hòa bình.
“Hãy nói cho hoàng tử Arslan.”
Rajendra dùng từ “nói” chứ không phải là “thông báo”, đó là sự lươn lẹo điển hình của Rajendra. Hắn biết rằng quân đội của mình khó có thể tự đương đầu với kẻ địch đáng sợ như Turan, nhưng vì giờ Pars và Sindhura là đồng minh nên họ có thể đẩy lùi đội quân này. Suy nghĩ một cách hợp tình hợp lý, Rajendra lẽ ra nên khóc lóc “Hoàng tử Arslan, xin hãy giúp chúng tôi!” để nhận được cứu viện. Thế nhưng hắn lại nghĩ khác một chút.
“Nếu quân Turan nam tiến để xâm lược Pars thì Arslan, người lúc này đang hành quân về phía tây trong cuộc chiến giành lại thủ đô, sẽ gặp rắc rối. Khi ấy, chẳng may pháo đài Peshawar thất thủ, Arslan càng gặp nguy hiểm. Cho nên tốt hơn cứ báo cho cậu ta biết sớm.”
Phân tích của Rajendra hoàn toàn hợp lý, nhưng hắn không đề cập tình thế khó khăn của bản thân, làm như thể mình chỉ đang lo lắng cho người đồng minh. Để sau hãy bàn tới tính cách xảo quyệt của người. Trước mắt, khi Rajendra cử sứ giả cấp tốc đi báo tin cho Arslan, cuộc xâm lược của đội quân ngoại bang khiến cho đất Pars đổ máu ngày một nhiều.
Sứ giả của Rajendra vượt qua biên giới, đến được Peshawar trước lúc rạng sáng ngày 1 tháng 6. Người phụ trách thủ thành Peshawar hiện giờ là Lushan, vừa mới được Arslan phong làm chưởng sự. Sau khi hay tin, ông liền triệu tập tướng lãnh, thông báo tình hình.
“Nhiệm vụ của chúng ta không phải khoe khoang lòng dũng cảm và sự thiện chiến, mà chỉ đảm bảm thái tử điện hạ có thể yên tâm đối đầu quân Lusitania, không phải lo lắng hậu phương. Chúng ta phải giữ thành Peshawar cho bằng được.”
Lucian có được sự uy nghiêm cần thiết của một người cao niên có địa vị và kinh nghiệm. Sau khi tỏ rõ lập trường, ông cùng cùng cấp dưới chung tay lên kế hoạch. Thành Peshawar có 1 vạn 5 ngàn quân, lương thực vũ khí dồi dào, có giếng nước và vật tư đầy đủ. Ban đầu, pháo đài là nơi đại quân của Pars tập hợp nên không cần lo về thức ăn. Lucian chọn ra một hiệp sĩ tên Parazada cùng một con ngựa khỏe, sai anh ta tiến về phía tây báo tin.
Chiều cùng ngày, ngay khi Parazada rời thành, lên đường làm nhiệm vụ, lính canh trên thành Peshawar trông thấy một đám khói bụi mù mịt cuộn lên từ chân trời hướng bắc.
“Quân Turan tấn công!”
Lucian lập tức ra lệnh đóng cổng thành khi nhận được thông báo này, đồng thời sai binh lính củng cố hàng rào công sự.
“Chúng ta tuyệt đối không thể để mất pháo đài. Chỉ cần cầm cự được năm đến mười ngày, thái tử điện hạ sẽ phái quân ứng cứu. Mọi người hãy ra sức cố thủ !”
Nếu ai khác nói ra lời ấy sẽ dễ bị coi là “hèn nhát”, “không dám chiến đấu”, nhưng vì chủ tướng là Lucian, người luôn nhận được sự kính trọng của cả binh sĩ lẫn quý tộc, nên không vấp phải sự phản đối nào. Các bao cát được chất lên phía trong cổng thành đóng kín. Quân Pars im lặng chờ đợi cuộc tấn công của kẻ thù.
Parazada rời thành Peshawar, cưỡi ngựa về phía mặt trời lặn, phi như bay để đuổi kịp quân của thái tử Arslan ở phía tây Đại lục vương lộ. Họ vẫn còn cách nhau đến 50 farsang. Trước đó, Arslan cùng các thuộc hạ đã chiến đấu anh dũng để loại bỏ kẻ thù trên con đường, nhờ thế vương lộ bây giờ vắng tanh.
Sau khi đi qua một số điểm quân Pars và Lusitania từng giao chiến, Parazada tiếp tục chạy thâu đêm tới ngày hôm sau. Dù ngựa của anh ta là chiến mã đã được tuyển chọn kỹ lưỡng, có tốc độ và sức bền đáng kinh ngạc, nhưng cả người lẫn ngựa đều đã đạt đến giới hạn về thể chất. Cuối ngày thứ hai, con ngựa ngã gục.
Dẫu là chiến mã có tiếng ở xứ Pars, nó vẫn không thể gượng dậy sau một ngày một đêm chạy không ngừng nghỉ. Parazada chỉ biết bất lực đứng đó.
“Nào ! Dậy đi ! Mau chạy tiếp đi!”
Anh cố gắng kéo cương nhưng con ngựa đã sức cùng lực liệt. Nó cố gắng gượng dậy vài lần nhưng rồi ngã xuống với hai chân trước cong lại, máu chảy ra từ miệng. Con ngựa đã chết.
Người Pars vô cùng yêu ngựa, nhưng giờ anh ta không có thời gian đau buồn trước cái chết của nó. Parazada tiếp tục đi bộ.
Người chiến binh này vẫn còn trẻ và khỏe mạnh, nhưng chuyến đi khốc liệt khiến anh kiệt sức, hai chân liên tục vấp vào nhau. Suốt thời gian cưỡi ngựa, anh còn chẳng thể uống lấy một giọt nước chứ đừng nói chợp mắt nghỉ ngơi. Khi đi được khoảng nghìn bước, anh trông thấy bóng một người cưỡi ngựa phía xa trên con đường.
Người ấy cũng đang đi về phía tây. Thấy vị du khách đơn độc nhàn nhã ấy, Parazada nảy ra suy nghĩ. Anh gọi người đó lại, lê đôi chân mỏi nhừ đuổi theo. Du khách nọ ngoái nhìn với vẻ mặt thờ ơ.
“Cậu gọi ta hả?”
“Ta không có thời gian giải thích. Xin cho ta mượn con ngựa của anh!’
“Thứ lỗi, ta đang cưỡi nó rồi. Cho cậu mượn thì chẳng lẽ ta phải đi bộ?”
Người dàn ông kia khiến Parazada liên tưởng tới một con hổ với một mắt có vết sẹo cắt qua, mắt bên kia sáng rực, vừa uy lực vừa có chút mỉa mai. Người đó chính mà cựu marzban Kubard. Anh ta chẳng hề lo lắng, vẫn thong dong tận hưởng chuyến đi.
“Chỉ cần anh cho ta mượn ngựa, ta hứa sẽ trả lại cho anh!”
“Có lợi ích gì thì hãy bàn chuyện trao đổi.”
Bị đối phương chế giễu, Parazada không khỏi kích động. Trong cơn nóng giận, anh chỉ cảm thấy gã một mắt này đang cố ý cản trở nhiệm vụ của mình.
“Thứ lỗi, nhưng ta sẽ phải dùng đến vũ lực.’
Với cơ thể lẫn tinh thần đều kiệt quệ, Parazada rút kiếm. Thấy lưỡi kiếm trắng lóa của đối phương, thái độ Kubard vẫn nhàn nhã như thường.
“Đừng làm thế, ta mạnh lắm đấy.” Anh nói, “Không muốn người thân của mình phải khóc thì cậu nên giữ lấy cái mạng.”
“Câm miệng ! Đồ khoác lác!”
Hét lớn một tiếng, Parazada vung kiếm xông về phía người đàn ông trên lưng ngựa. Tuy nhiên, cú đánh thậm chí còn chẳng chạm nổi đến anh ta. Người kia có lẽ bắt đầu cảm thấy phiền phức, rút thanh trọng kiếm khỏi vỏ. Parazada chỉ kịp nhìn thấy tia lửa bắn lên rồi ngã xuống đất. Cơn đói và mệt mỏi ập đến cùng lúc, anh không thể gượng dậy. Nghĩ rằng người kia sẽ ra tay kết liễu mình, anh dùng hết sức kêu lên, “Chết tiệt ! Pars diệt vong tại đây ư? Chỉ vì một gã ích kỷ không cho ta mượn ngựa!’
Người du khách một mắt nghe lời này thì dừng ngựa dù đang định bỏ đi. Anh ta quay nhìn Parazada qua bờ vai rộng của mình.
“Cậu dám nói Kubard ta là kẻ ích kỷ? Cậu không biết bản thân liều lĩnh ra sao khi nói ra câu đó à?”
Cái tên người đàn ông kia thốt ra như một tiếng sấm bên tai Parazada.
“Kubard? Ngài là marzban Kubard nổi danh đấy ư?”
“Không, chỉ là trùng tên thôi. Ta không phải nhân vật lẫy lừng nào đâu.”
Đương nhiên đó là câu nói đùa, nhưng Parazada không buồn để tâm. Anh cố gắng vực dậy cơ thể kiệt quệ của mình, tra kiếm vào vỏ, thậm chí còn quên cả cơn đau của cú đánh ban nãy, chống hai tay xuống đất, kính cẩn cúi đầu.
“Tôi không biết ngài là Kubard, thứ lỗi cho sự vô lễ của tôi. Nếu ngài không tha thứ, tôi cũng không dám trách. Nhưng thực sự tôi phải tuyệt vọng lắm mới hành xử như vậy. Pars đang lâm nguy…”
Kubard nghĩ Parazada đang phóng đại vấn đề, nhưng nhìn vẻ mặt nghiêm túc của đối phương, anh vẫn bằng lòng. Kubard cho Parazada mượn ngựa, còn bản thân sẽ đi bộ. Anh ngồi xuống dưới gốc cây ven đường. Nếu đợi ở đây, chắc sẽ gặp được quân của hoàng tử Arslan. Kubard quyết định nằm lăn ra đó, đánh một giấc.
Danh sách chương