Lực lượng quân sự của bọn họ tăng lên nhanh chóng. Càng lúc càng nhiều người đổ về pháo đài Peshawar, đến nỗi cuối cùng họ phải dựng trại bên ngoài thành.
Tuy nhiên, việc đông quân cũng có chỗ nan giải của nó. Nếu có 10 vạn binh sĩ thì sẽ cần 9 triệu khẩu phần lương thực trong 1 tháng. Ngoài ra, binh lính và ngựa đều cần áo giáp. Quân đội không có khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa số lượng lớn nên nguồn lực sẽ bị dàn trải.
“Giá như số ngũ cốc đổ về đây cũng đông như quân lính…..”
Narsus được thái tử Arslan chính thức bổ nhiệm làm Satryup (Chưởng sự), tức chức quan có quyền điều hành khi thái tử vắng mặt. Nhiệm vụ này bình thường phải do tể tướng đảm nhận, một người có tiếng nói trong triều đình và có thể chịu trách nhiệm trước hội đồng hoàng gia. Đó là vị trí rất quan trọng bởi bọi thông cáo chính thức bằng văn bản đều do satryup soạn thảo, giống như hai bản thông cáo lúc trước của Arslan vậy.
Narsus tổ chức lại bộ máy điều hành dưới quyền thái tử một cách nhanh chóng và hiệu quả, có thể xem như đây là chính quyền lâm thời của vương quốc Pars. Đầu tiên, anh chia ra bộ phận dân sự và quân sự, sau đó tiếp tục chia dân sự thành tám bộ, chẳng hạn như kế toán, kỹ thuật dân dụng…. đặt ra người đứng đầu cho mỗi bộ. Người quan trọng nhất trong số họ là người phụ trách bộ phận kế toán.
Narsus đã giao nhiệm vụ ấy cho một người tên Patias, một người đàn ông khoảng 30 tuổi, từng là thuyền phó của một đội tàu buôn lớn, trước kia từng làm thư ký phụ trách sổ sách kế toán ở thành Zara. Trong thời gian Narsus còn làm thư ký triều đình, có lần phát hiện các báo cáo được gửi đến từ Zara bỗng nhiên trở nên dễ quản lý hơn hẳn. Cảm thấy lạ, anh liền sai người tìm hiểu thì được biết ai đã soạn những tài liệu này. Còn về Patias, sau khi trốn thoát khỏi kinh đô, lặn lôi suốt 2 tháng mới về tới Peshawar, vậy mà đã lập tức được giao một trọng trách lớn như vậy, khiến anh ta vừa ngạc nhiên vừa phấn khởi. Patias chẳng những giỏi tính toán mà còn giỏi ghi chép, am hiểu thời sự từng vùng, lại biết kinh doanh, một nhân tài hiếm có.
Một ngày nọ, Elam đang giúp đỡ Narsus chuyện sổ sách, hỏi:
“Ngài Narsus, thế hệ sau này sẽ nói gì về hoàng tử Arslan?”
“Cái đó còn tùy vào kết quả.”
Narsus bình tĩnh đáp.
“Nếu hoàng tử Arslan trở thành vua và những cải cách của người mang lại kết quả tốt đẹp, người sẽ được tôn vinh là Nhà giải phóng vĩ đại. Nhưng nếu thất bại, có lẽ người ta sẽ chỉ trích người là bậc quân vương cố chấp, không nghe chư hầu khuyên can mà khăng khăng đòi cải cách, tính bốc đồng, phán đoán sai…. Không ai nói trước được gì vào lúc này hết.”
“Vậy tất cả đều phụ thuộc vào tương lai?”
“Làm vua rất khó. Một vị vua không được nhớ đến bởi những gì người ấy muốn làm, mà bởi những gì người ấy đã làm. Nói cách khác, không ai quan tâm lý tưởng của người cao đẹp đến đâu, chỉ cần biết giá trị người mang đến cho thế giới này là gì.”
“Khắc nghiệt làm sao….”
Elam lẩm bẩm, và Narsus xoa đầu cậu nhóc.
“Nhưng thế cũng công bằng thôi, Elam. Nếu không phải vậy, ta sẽ có những vị vua sẵn sàng hy sinh mạng sống của người dân vì lý tưởng của chính mình. Họ sẽ chỉ quan tâm đến khao khát của bản thân mà không cần biết đến hậu quả, dẫu những lý tưởng ấy thật sự là vì nước vì dân đi chăng nữa. Tất nhiên ta đang không xét đến những kẻ chỉ biết đến lòng tham và quyền lực của chính mình nhé. Cho nên ta mới chẳng bao giờ muốn làm vua. Ta chỉ thích sống bình yên thoải mái như thế này. Cứ để công việc khó khăn đó cho hoàng tử Arslan đi!”
Narsus nói đùa, rồi lại nhìn xuống tờ giấy. Elam không muốn làm phiền nữa nên lặng lẽ rời đi.
Narsus không phải người duy nhất bận rộn. Jaswant nay đã trở thành cận vệ của Arslan, thường mang chăn trải trước cửa phòng của chàng để ngủ. Quân số tăng lên đột biến khiến cho có nhiều gương mặt xa lạ di chuyển quanh khu vực thành Peshawar cả ngày lẫn đêm. Lũ sát thủ Lusitania có thể dễ dàng trà trộn vào.
Ban ngày, Farangis thường xuyên trông chừng Arslan, ngăn kẻ khả nghi tiếp cận. Tuy nhiên, ban đêm cô vẫn phải quay về phòng. Có một thời gian, Mãnh hổ tướng quân Dariun là người cầm kiếm gác trước phòng ngủ của Arslan, nhưng nay anh đã bận rộn với việc quản lý đội quân mới, nên nhiệm vụ cận vệ này giao cho Jaswant đảm nhận.
Một đêm nọ, Zaravant không quen đường lối trong thành Peshawar nên đi lạc khi đang tìm cách về phòng mình và suýt dẫm phải Jaswant. Chàng trai trẻ Sindhura liền trách mắng anh ta.
Đối với Jaswant, việc canh giữ bên ngoài cửa phòng thái tử hoàn toàn xuất phát từ lòng trung thành và không hề có ý đồ xấu xa nào khác. Nhưng với Zaravant, tên ngoại quốc này rõ ràng đang lợi dụng sự tín nhiệm của thái tử để bắt nạt một người mới như mình. Cách nói cứng ngắc và tiếng Pars không lưu loát của Jaswant cũng góp phần gây thêm sự hiểu lầm. Zaravant không khỏi tức giận, giậm chân xuống sàn, quát lớn.
“Một kẻ ngoại bang như ngươi không xứng đáng làm cận vệ của Thái tử điện hạ. Hãy cút về quê mà chăn nuôi gia súc đi!”
Trước lời xúc phạm gay gắt như thế, Jaswant sững sờ một giây. Gương mặt anh ta đỏ bừng bừng khi bước về phía trước.
“Có giỏi thì nói lại lần nữa xem !”
“Thật nực cười ! Chó đen biến thành chó đỏ rồi!”
Mỗi khi xúc phạm người Sindhura, người Pars thường gọi họ là chó đen.
Tiếng Pars không phải tiếng mẹ đẻ của Jaswant. Dù anh muốn chửi lại nhưng trong cơn thịnh nộ, anh không nhớ ra từ ngữ nào để chửi thề, chỉ biết thở hồng hộc và quát bằng tiếng Sindhura.
“Đồ to mồm ngu xuẩn. Nếu ta là chó đen thì mi là gì? Cái bộ mặt đần thối của mi trông như một con lừa bị mắc nghẹn vậy!”
Zaravant không hiểu tiếng Sindhura nhưng biết rõ đối phương đang chẳng ngợi khen gì mình. Anh ta nổi cơn điên chẳng kém gì Jaswant, hai mắt trợn trừng nhìn người Sindhura trẻ tuổi, tay đặt lên chuôi kiếm.
“Chó đen Sindhura ! Ta sẽ dạy cho mi biết một quốc gia văn minh hành xử thế nào. Rút kiếm ra đi!”
Vừa dứt lời, kiếm của anh ta đã rời vỏ được một nửa. Jaswant cũng không phải loại người thu mình khi bị thách thức. Anh rút kiếm đáp lễ mà quên mất mình đang ở đâu. Bọn họ định giao chiến ngay trước cửa phòng ngủ của thái tử.
Lúc này, Arslan và Elam đang ở phòng của Narsus để nghiên cứu cuốn sách Binh thư yếu lược xứ Serica, cho nên không hay biết chuyện này.
Ngay khi hai người kia chuẩn bị lao vào so kiếm thì một âm thanh vù vù u ám vang lên. Jaswant giật mình, còn Zaravant đột ngột lui lại. Một ngọn giáo cắm thẳng xuống đất, ngay giữa hai người. Chuôi dài của nó vẫn còn rung lên bần bật.
Người vừa ném giáo lặng lẽ bước ra. Hai người kia lập tức im lặng.
“Ngài Kishward….”
Zaravant vội chỉnh lại tư thế. Tahir Kishward, song đao tướng quân, với một chỉ huy tay mơ như Zaravant chẳng khác nào một vị thần tướng. Kishward đứng giữa hai kẻ vừa cãi nhau hăng máu, lạnh lùng lên tiếng.
“Điều mà thái tử điện hạ coi trọng nhất chẳng phải sự hợp tác và tinh thần đoàn kết sao? Các ngươi không biết điều này à? Chắc lũ Lusitania sẽ rất vui mừng lắm khi biết những người phò trợ điện hạ đang muốn gây đổ máu nội bộ chỉ vì những cuộc cãi vã cỏn con.”
“Nhưng hắn ta thật thô lỗ !”
Đôi mắt sắc bén của Kishward nhìn thẳng vào hai người đang đồng thanh lên án nhau.
“Nếu các ngươi có gì bất bình, cứ thoải mái đến tìm ta. Tahir Kishward ta sẵn lòng làm đối thủ, mỗi tay ta đấu với một người cũng được. Sao nào, có muốn thử lấy đầu của Song đao tướng quân không?”
Lời nói của Kishward vô cùng mâu thuẫn, anh cũng biết điều này, nhưng anh tuyệt đối không cho phép Jaswant và Zaravant phản bác. Cả hai đành miễn cưỡng thu kiếm về, xin lỗi vì sự vô lễ của bản thân rồi rút lui. Tất nhiên hành động này chẳng xuất phát từ sự chân thành, nhưng chí ít từ nay về sau, bọn họ nước sông không phạm nước giết, tránh đổ máu là được.
Tuy nhiên, việc đông quân cũng có chỗ nan giải của nó. Nếu có 10 vạn binh sĩ thì sẽ cần 9 triệu khẩu phần lương thực trong 1 tháng. Ngoài ra, binh lính và ngựa đều cần áo giáp. Quân đội không có khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa số lượng lớn nên nguồn lực sẽ bị dàn trải.
“Giá như số ngũ cốc đổ về đây cũng đông như quân lính…..”
Narsus được thái tử Arslan chính thức bổ nhiệm làm Satryup (Chưởng sự), tức chức quan có quyền điều hành khi thái tử vắng mặt. Nhiệm vụ này bình thường phải do tể tướng đảm nhận, một người có tiếng nói trong triều đình và có thể chịu trách nhiệm trước hội đồng hoàng gia. Đó là vị trí rất quan trọng bởi bọi thông cáo chính thức bằng văn bản đều do satryup soạn thảo, giống như hai bản thông cáo lúc trước của Arslan vậy.
Narsus tổ chức lại bộ máy điều hành dưới quyền thái tử một cách nhanh chóng và hiệu quả, có thể xem như đây là chính quyền lâm thời của vương quốc Pars. Đầu tiên, anh chia ra bộ phận dân sự và quân sự, sau đó tiếp tục chia dân sự thành tám bộ, chẳng hạn như kế toán, kỹ thuật dân dụng…. đặt ra người đứng đầu cho mỗi bộ. Người quan trọng nhất trong số họ là người phụ trách bộ phận kế toán.
Narsus đã giao nhiệm vụ ấy cho một người tên Patias, một người đàn ông khoảng 30 tuổi, từng là thuyền phó của một đội tàu buôn lớn, trước kia từng làm thư ký phụ trách sổ sách kế toán ở thành Zara. Trong thời gian Narsus còn làm thư ký triều đình, có lần phát hiện các báo cáo được gửi đến từ Zara bỗng nhiên trở nên dễ quản lý hơn hẳn. Cảm thấy lạ, anh liền sai người tìm hiểu thì được biết ai đã soạn những tài liệu này. Còn về Patias, sau khi trốn thoát khỏi kinh đô, lặn lôi suốt 2 tháng mới về tới Peshawar, vậy mà đã lập tức được giao một trọng trách lớn như vậy, khiến anh ta vừa ngạc nhiên vừa phấn khởi. Patias chẳng những giỏi tính toán mà còn giỏi ghi chép, am hiểu thời sự từng vùng, lại biết kinh doanh, một nhân tài hiếm có.
Một ngày nọ, Elam đang giúp đỡ Narsus chuyện sổ sách, hỏi:
“Ngài Narsus, thế hệ sau này sẽ nói gì về hoàng tử Arslan?”
“Cái đó còn tùy vào kết quả.”
Narsus bình tĩnh đáp.
“Nếu hoàng tử Arslan trở thành vua và những cải cách của người mang lại kết quả tốt đẹp, người sẽ được tôn vinh là Nhà giải phóng vĩ đại. Nhưng nếu thất bại, có lẽ người ta sẽ chỉ trích người là bậc quân vương cố chấp, không nghe chư hầu khuyên can mà khăng khăng đòi cải cách, tính bốc đồng, phán đoán sai…. Không ai nói trước được gì vào lúc này hết.”
“Vậy tất cả đều phụ thuộc vào tương lai?”
“Làm vua rất khó. Một vị vua không được nhớ đến bởi những gì người ấy muốn làm, mà bởi những gì người ấy đã làm. Nói cách khác, không ai quan tâm lý tưởng của người cao đẹp đến đâu, chỉ cần biết giá trị người mang đến cho thế giới này là gì.”
“Khắc nghiệt làm sao….”
Elam lẩm bẩm, và Narsus xoa đầu cậu nhóc.
“Nhưng thế cũng công bằng thôi, Elam. Nếu không phải vậy, ta sẽ có những vị vua sẵn sàng hy sinh mạng sống của người dân vì lý tưởng của chính mình. Họ sẽ chỉ quan tâm đến khao khát của bản thân mà không cần biết đến hậu quả, dẫu những lý tưởng ấy thật sự là vì nước vì dân đi chăng nữa. Tất nhiên ta đang không xét đến những kẻ chỉ biết đến lòng tham và quyền lực của chính mình nhé. Cho nên ta mới chẳng bao giờ muốn làm vua. Ta chỉ thích sống bình yên thoải mái như thế này. Cứ để công việc khó khăn đó cho hoàng tử Arslan đi!”
Narsus nói đùa, rồi lại nhìn xuống tờ giấy. Elam không muốn làm phiền nữa nên lặng lẽ rời đi.
Narsus không phải người duy nhất bận rộn. Jaswant nay đã trở thành cận vệ của Arslan, thường mang chăn trải trước cửa phòng của chàng để ngủ. Quân số tăng lên đột biến khiến cho có nhiều gương mặt xa lạ di chuyển quanh khu vực thành Peshawar cả ngày lẫn đêm. Lũ sát thủ Lusitania có thể dễ dàng trà trộn vào.
Ban ngày, Farangis thường xuyên trông chừng Arslan, ngăn kẻ khả nghi tiếp cận. Tuy nhiên, ban đêm cô vẫn phải quay về phòng. Có một thời gian, Mãnh hổ tướng quân Dariun là người cầm kiếm gác trước phòng ngủ của Arslan, nhưng nay anh đã bận rộn với việc quản lý đội quân mới, nên nhiệm vụ cận vệ này giao cho Jaswant đảm nhận.
Một đêm nọ, Zaravant không quen đường lối trong thành Peshawar nên đi lạc khi đang tìm cách về phòng mình và suýt dẫm phải Jaswant. Chàng trai trẻ Sindhura liền trách mắng anh ta.
Đối với Jaswant, việc canh giữ bên ngoài cửa phòng thái tử hoàn toàn xuất phát từ lòng trung thành và không hề có ý đồ xấu xa nào khác. Nhưng với Zaravant, tên ngoại quốc này rõ ràng đang lợi dụng sự tín nhiệm của thái tử để bắt nạt một người mới như mình. Cách nói cứng ngắc và tiếng Pars không lưu loát của Jaswant cũng góp phần gây thêm sự hiểu lầm. Zaravant không khỏi tức giận, giậm chân xuống sàn, quát lớn.
“Một kẻ ngoại bang như ngươi không xứng đáng làm cận vệ của Thái tử điện hạ. Hãy cút về quê mà chăn nuôi gia súc đi!”
Trước lời xúc phạm gay gắt như thế, Jaswant sững sờ một giây. Gương mặt anh ta đỏ bừng bừng khi bước về phía trước.
“Có giỏi thì nói lại lần nữa xem !”
“Thật nực cười ! Chó đen biến thành chó đỏ rồi!”
Mỗi khi xúc phạm người Sindhura, người Pars thường gọi họ là chó đen.
Tiếng Pars không phải tiếng mẹ đẻ của Jaswant. Dù anh muốn chửi lại nhưng trong cơn thịnh nộ, anh không nhớ ra từ ngữ nào để chửi thề, chỉ biết thở hồng hộc và quát bằng tiếng Sindhura.
“Đồ to mồm ngu xuẩn. Nếu ta là chó đen thì mi là gì? Cái bộ mặt đần thối của mi trông như một con lừa bị mắc nghẹn vậy!”
Zaravant không hiểu tiếng Sindhura nhưng biết rõ đối phương đang chẳng ngợi khen gì mình. Anh ta nổi cơn điên chẳng kém gì Jaswant, hai mắt trợn trừng nhìn người Sindhura trẻ tuổi, tay đặt lên chuôi kiếm.
“Chó đen Sindhura ! Ta sẽ dạy cho mi biết một quốc gia văn minh hành xử thế nào. Rút kiếm ra đi!”
Vừa dứt lời, kiếm của anh ta đã rời vỏ được một nửa. Jaswant cũng không phải loại người thu mình khi bị thách thức. Anh rút kiếm đáp lễ mà quên mất mình đang ở đâu. Bọn họ định giao chiến ngay trước cửa phòng ngủ của thái tử.
Lúc này, Arslan và Elam đang ở phòng của Narsus để nghiên cứu cuốn sách Binh thư yếu lược xứ Serica, cho nên không hay biết chuyện này.
Ngay khi hai người kia chuẩn bị lao vào so kiếm thì một âm thanh vù vù u ám vang lên. Jaswant giật mình, còn Zaravant đột ngột lui lại. Một ngọn giáo cắm thẳng xuống đất, ngay giữa hai người. Chuôi dài của nó vẫn còn rung lên bần bật.
Người vừa ném giáo lặng lẽ bước ra. Hai người kia lập tức im lặng.
“Ngài Kishward….”
Zaravant vội chỉnh lại tư thế. Tahir Kishward, song đao tướng quân, với một chỉ huy tay mơ như Zaravant chẳng khác nào một vị thần tướng. Kishward đứng giữa hai kẻ vừa cãi nhau hăng máu, lạnh lùng lên tiếng.
“Điều mà thái tử điện hạ coi trọng nhất chẳng phải sự hợp tác và tinh thần đoàn kết sao? Các ngươi không biết điều này à? Chắc lũ Lusitania sẽ rất vui mừng lắm khi biết những người phò trợ điện hạ đang muốn gây đổ máu nội bộ chỉ vì những cuộc cãi vã cỏn con.”
“Nhưng hắn ta thật thô lỗ !”
Đôi mắt sắc bén của Kishward nhìn thẳng vào hai người đang đồng thanh lên án nhau.
“Nếu các ngươi có gì bất bình, cứ thoải mái đến tìm ta. Tahir Kishward ta sẵn lòng làm đối thủ, mỗi tay ta đấu với một người cũng được. Sao nào, có muốn thử lấy đầu của Song đao tướng quân không?”
Lời nói của Kishward vô cùng mâu thuẫn, anh cũng biết điều này, nhưng anh tuyệt đối không cho phép Jaswant và Zaravant phản bác. Cả hai đành miễn cưỡng thu kiếm về, xin lỗi vì sự vô lễ của bản thân rồi rút lui. Tất nhiên hành động này chẳng xuất phát từ sự chân thành, nhưng chí ít từ nay về sau, bọn họ nước sông không phạm nước giết, tránh đổ máu là được.
Danh sách chương