Trận Atropatene lần hai diễn ra ở vùng bình nguyên hoang vu tây bắc.
Tại kinh đô hoàng gia Ecbatana, phe công thành của vua Andragoras tiếp tục chiến đấu với phe thủ thành của hoàng tử Hilmes. Tuy nhiên, đó chưa phải trận chiến toàn diện. Lực lượng gồm 10 vạn binh sĩ bao vây quanh những bức tường kiên cố của thủ đô, vài trận chiến nhỏ diễn ra trong đường ngầm dẫn nước, tuy nhiên, không có trận tấn công tổng lực nào cả ở trong và ở ngoài. Vua Andragoras, người chỉ huy cuộc vây công, luôn cho rằng Ecbatana là cung điện của mình nên muốn tránh phá hủy nó hết mức có thể.
Arslan, người giành chiến thắng trên bình nguyên Atropatene đã di chuyển về phía nam, cách chiến trường chính 1 farsang và dựng trại ở đó. Đó là vùng đồi gần sông Melbalan, nơi người và ngựa có thể uống nước. Đây cũng là nơi Hilmes phục kích vua Andragoras khi ông bại trận vào năm ngoái, nhưng đương nhiên Arslan không biết điều này.
Trinh sát gửi tin tức ở kinh đô về hai lần một ngày. Họ cho hay dù quân của vua Andragoras đã vây kín thành trì một thời gian dài nhưng không phát động tấn công tổng lực. Một số người cho rằng nên lợi dụng tình thế, thừa thắng xông lên và chiếm lấy kinh đô ngay lúc này. Jaravant là người ủng hộ nhiệt tình nhất, nhưng quân sư Narsus không đồng ý cách tiếp cận này.
“Không cho binh lính nghỉ ngơi không chiến đấu được.”
Narsus nói thế. Trong trận Atropatene lần hai, quân Pars huy động 2 vạn 5 ngàn quân, và 2 ngàn người đã tử trận. Lusitania tung ra 10 vạn quân, thiệt hại 2 vạn 5 ngàn người. Nói cách khác, quân Pars cầm chắc thắng lợi, nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Narsus cố hết sức hạ gục tâm lý của kẻ thống lĩnh phe Lusitania. Phe chúng có 10 vạn quân nhưng chỉ có 60% thực sự tham chiến, số còn lại còn chưa kịp huy động thì đã bị quân Pars thao túng. Họ bị đội kỵ binh tinh nhuệ của Pars chia cắt thành các nhóm lẻ tẻ nên không phát hiện ra thực lực của đối thủ.
Có thể nói, một nửa trận chiến này là do quân Lusitania tự diệt, nửa còn lại là do đấu pháp của bên Pars quá thông minh. Tuy nhiên, quân Lusitania vẫn còn dư lực lượng. 2 vạn binh sĩ túc trực phía sau không bị đánh bại mà bỏ chạy vì sợ hãi. Nếu họ thực sự tham chiến, có lẽ họ đã bao vây được quân Pars và tiêu diệt chỉ trong một lần.
Mặt khác, không ai trong số 2 vạn 5 nghìn quân Pars ở lại sau chiến tuyến. Trong suốt cả trận đánh, binh lính lần lượt di chuyển từ trận địa này sang trận địa khác. Vất vả nhất chính là vị tướng dũng mãnh Dariun. Anh cưỡi chiến mã yêu quý Shabrang của mình, tung hoành từ đầu bên này đến đầu biên kia chiến trường, không ăn cũng không uống lấy một giọt nước.
Vậy nên ngay khi vừa kết thúc, quân Pars rệu rã nằm bất động. Dairun cũng cởi giáp, nằm vật ra bên con ngựa Shabrang đang thở phì phò, cổ họng khô khốc, không phát ra được âm thanh nào.
“Nếu quân Lusitania quay lại tấn công bất ngờ, chúng ta bị đánh tan tác là cái chắc.”
Alfarid nghiêm trọng nói. Narsus đưa mắt nhìn đồng đội nằm la liệt, mím môi đáp.
“Đúng vậy.”
Đó cũng là lý do khiến Narsus cố tình thả công tước Guiscardi đi. Nếu Guiscard mà bị bắt làm tù binh, những tên lính khác sẽ quyết tâm đến giải cứu, lúc ấy mọi chuyện sẽ vượt tầm kiểm soát. Còn nếu Guiscard bị đuổi đến vương quốc Maryam, những tín đồ trung thành kia cũng theo hắn.
“Tóm lại, trong vòng hai đếnn ba năm tới, ở Maryam sẽ diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực. Do dù bên nào thắng thì họ cũng sẽ tổn thất nặng nề, tạm thời không thể xâm chiếm nước khác. Đó cũng là lúc vua Rajendra nước láng giềng Sindhura rục rịch ở phía đông. Cho nên trước mắt, yêu cầu cấp thiết là vực dậy Pars.
Lúc bình minh, Arslan phân phát một phần kho báu thu được từ quân Lusitania làm phần thưởng cho thuộc hạ. Không chỉ tướng lĩnh mà các binh sĩ đều có phần.
Arslan không quan tâm đến những thứ như vàng bạc đá quý. Chàng ra lệnh cho Narsus chia vàng cho những người lính sống sót và trợ cấp cho những người tử trận. Chàng đặc biệt nhắc nhở rằng ngoài vương trượng và vương miện, cùng những di vật của hoàng gia, thứ gì cũng có thể ban thưởng. Đây không phải hành động hào phóng nông nổi nhất thời.
“Vì quân ta nghiêm cấm cướp bóc nên binh lính có thể sẽ thấy bất mãn. Chúng ta không thể chỉ yêu cầu họ tuân thủ luật lệ mà không cho họ bất cứ lợi ích gì. Việc ban thưởng sẽ khiến họ có ý thức hơn, đúng không?”
“Thần tuân lệnh.”
Chính những lúc thế này, Narsus mới cảm thán Arslan là một vị vua vô cùng nhạy bén. Ban đầu, anh cho rằng bản chất của Arslan là người theo “chủ nghĩa nhân từ, hòa bình bác ái”, nhưng sau đó khá ngạc nhiên khi chàng rất hiểu lòng người. Nếu biết cách đưa lý tưởng và hiện thực đến gần nhau hơn thì đó chính là nắm trong tay nghệ thuật cai trị. Nghe Narsus nhận xét như vậy, Dariun vui vẻ mỉm cười.
“Cái gì? Giờ ngươi mới nói chuyện đó sao? Ta đã biết tư cách của thái tử điện hạ từ lâu rồi.”
“Ta nghĩ biết và tin là hai khái niệm khác nhau.”
“Đương nhiên rồi. Còn có những người còn tin là mình có tài mà không hề biết mình không có tí năng khiếu nào nữa cơ.”
“Muốn nói gì thì nói thẳng đi Dariun.”
“Ta nói còn chưa đủ rõ à?”
Sở dĩ Dariun có thể rảnh rỗi đùa giỡn như vậy là vì cảm giác an tâm sau khi đã hoàn thành việc lớn. Dù thời điểm này, không phải tất cả đã xông xuôi nhưng ít nhất đã giải quyết được một vấn đề.
Jimsa, anh chàng người Turan cũng nhận được một khoản tiền thưởng gồm 200 đồng vàng, 100 vụn vàng, một trăm viên ngọc trai lớn đựng trong chiếc túi lớn to bằng đầu người. Khi anh chàng vui vẻ nói : “Hoàng tử này hào phóng thật!”, có người đã mỉa mai anh. Đó là Jaswant đến từ Sindhura.
“Nước các ngươi có đánh giá một vị vua bằng sự hào phóng của ông ta không?”
“Đương nhiên một vị vua hào phóng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thần dân hơn một vị vua keo kiệt rồi.”
Jimsa cảm thấy câu hỏi ấy chẳng có gì xúc phạm, dù sao anh ta cũng là người Turan. Nói một cách cực đoan, nhiệm vụ quan trọng nhất của vua Turan là phân chia tài sản cướp bóc được sao cho công bằng. Đó là suy nghĩ của Jimsa. Cho nên một khi anh đã công nhận Arslan là vị vua hào phóng thì anh cũng sẽ nỗ lực cống hiến nhiều hơn, để nhận về nhiều phần thưởng hơn. Cá nhân anh muốn trung thành với Arslan nhưng khi anh nói ra thì cảm thấy nó chỉ như một cái cớ.
“Thái tử thật tuyệt vời.”
“Đúng vậy. Ngài là người có nhân cách cao cả.”
Jaswant nhướn mày. Anh giống như Jimsa, không phải là người Pars, nhưng tính cách họ hoàn toàn trái ngược nhau. Jaswant cũng được Arslan ban thưởng, không hơn cũng không kém Jimsa. Đương nhiên anh rất cảm kích nhưng vẫn nghĩ bụng “thái tử khách sáo quá.” Dù không có phần thưởng nào, Jaswant vẫn sẽ trung thành với Arslan mà thôi.
Phần thưởng mà nữ tư tế Farangis nhận được không phải tiền vàng mà chủ yếu là đá quý. Thấy những viên ngọc lấp lánh như một mảnh cắt ra từ cầu vồng, Gieve không khỏi khen ngợi.
“Tiểu thư Farangis đẹp hơn bất cứ viên ngọc nào. Nàng mới xứng là cầu vồng trên mặt đất.”
“Miệng lưỡi anh cũng như cầu vồng đấy, như thể có bảy cái, mỗi cái một màu.”
“Tiểu thư Farangis không hiểu rồi. Ta có đến tận 10 cái lưỡi vô hình cơ.”
Farangis dự định quyên góp toàn bộ số châu báu này cho đền thời Mythra nên đã cũng kính nhận lòng tốt của thái tử. Dù có vài vật trang trí đính kèm chúng nhưng bản thân đá quý không bị hao mòn qua thời gian nên cô không để tâm.
Ngoài tiền vàng, Gieve còn nhận được một con dao găm làm bằng vàng với bốn loại đá quý khác nhau nạm trên chuôi. Chíng lần lượt có màu xanh lam, xanh lá, vàng và tím, thiếu màu đỏ nhưng Gieve lại có cách nói riêng:
“À, màu đỏ là để khảm trên lưỡi kiếm.”
Dariun và Narsus cũng thẳng thắn nhận thưởng. Họ là những trọng thần chủ chốt nên biết rõ tình hình thực tế. Nếu không khen thưởng theo đúng công lao và trật tự thì lòng người dễ loạn. Tuy nhiên, Dariun vẫn lo lấng một điều. Sau này vua sẽ trách thái tử “tùy tiện ban thưởng”, khi đó phải làm sao. Narsus đáp.
“Sao cơ? Một nửa số châu báu đã bị quân Lusitania cướp mất rồi, thứ ở đây chỉ là ảo ảnh thôi, không có gì đâu.”
Jaravant, Elam, Merlane và Alfarid cũng nhận được phần của mình.
“Thế này là tôi có tiền cưới Narsus rồi.” Alfarid vui vẻ nói. Elam thì không nghĩ vậy.
“Của hồi môn ấy hả? Thôi để mà dưỡng già có hơn không.”
“Này, đừng có ghen tị với hạnh phúc của người khác.”
“Tôi không quan tâm cô có hạnh phúc hay không. Tôi chỉ không đành lòng nhìn ngài Narsus phải sống khốn khổ.”
“Vậy thì trước tiên tôi phải khiến cậu khốn khổ đã!”
“Quen cô là đủ khổ lắm rồi!”
Bỏ qua cuộc cãi vã của bọn họ, Arslan cho gọi Dariun và Narsus sau khi việc ban thưởng kết thúc.
“Dariun, Narsus, ta muốn quay lại kinh thành.”
“Ngay bây giờ ư?”
“Ta muốn biết tình hình phụ vương và hoàng tử Hilmes thế nào. Tất nhiên ta sẽ không làm gì cả, chỉ quan sát tình hình thôi.”
Dù Dariun hiểu tâm trạng của thái tử nhưng anh vẫn rất lo lắng. Anh hoàn toàn coi vua Andragoras là kẻ thù.
“Kishward đang ở cùng phụ vương. Dù biết ta làm thế này sẽ gây khó khăn cho ngài ấy, nhưng ngài ấy sẽ xử lý được, phải không?”
Dariun nghiêng đầu nhhìn Narsus với ánh mắt “Ngươi giúp ta khuyên can điện hạ đi.” Rõ ràng ngay từ đầu Narsus có ý định để Arslan ngư ông đắc lợi sau khi vua Andragoras và hoàng tử Hilmes triệt hạ lẫn nhau nên đáng lẽ bây giờ anh phải đứng về phía Dariun mới phải. Thế nhưng sau một hồi im lặng, Narsus gật đầu đồng ý với Arslan. Dariun sững sờ, nhưng sau khi nghe bạn mình giải thích, anh không thể không chấp nhận.
Theo sau Arslan là 8 người cùng 1 con chim ưng. Đó là Dariun, Narsus, Gieve, Farangis, Elam, Alfarid, Jaswant, Azrael và Estelle. Jaravant, Jimsa và Merlane dẫn quân về phía nam tập hợp với Gurazeh ở sông Oxus. Toàn quân sẽ ở đó nghỉ ngơi để hồi sức trước khi lên đường đến hành quân tới kinh đô trong thời gian sắp tới. Merlane chịu trách nhiệm chỉ đạo chung. Narsus giao cho anh một lá thư và dặn đưa nó cho Gurazeh.
“Ta trông cậy vào cậu đó.”
Sau khi nhận lệnh của thái tử, Merlane gật đầu với vẻ mặt cau có ngàn năm không đổi. Thực ra, anh ta là người cực kỳ có tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành. Chẳng qua anh gặp phải “chướng ngại giao tiếp” từ khi còn nhỏ nên biểu hiện mới như thế. Hơn nữa, lời nhờ cậy chân thành của thái tử cũng khiến anh rất vui. Chẳng qua, kể cả người ta ban cho tộc Zot của anh cả một vương quốc thì anh cũng không tỏ ra vui vẻ được. Mà càng bối rối thì nét mặt anh càng khó ở hơn.
Ngày 14 tháng 8, Arslan cùng 8 thuộc hạ, 1 chú chim ưng tách khỏi quân đội, đến Ecbatana.
Tại kinh đô hoàng gia Ecbatana, phe công thành của vua Andragoras tiếp tục chiến đấu với phe thủ thành của hoàng tử Hilmes. Tuy nhiên, đó chưa phải trận chiến toàn diện. Lực lượng gồm 10 vạn binh sĩ bao vây quanh những bức tường kiên cố của thủ đô, vài trận chiến nhỏ diễn ra trong đường ngầm dẫn nước, tuy nhiên, không có trận tấn công tổng lực nào cả ở trong và ở ngoài. Vua Andragoras, người chỉ huy cuộc vây công, luôn cho rằng Ecbatana là cung điện của mình nên muốn tránh phá hủy nó hết mức có thể.
Arslan, người giành chiến thắng trên bình nguyên Atropatene đã di chuyển về phía nam, cách chiến trường chính 1 farsang và dựng trại ở đó. Đó là vùng đồi gần sông Melbalan, nơi người và ngựa có thể uống nước. Đây cũng là nơi Hilmes phục kích vua Andragoras khi ông bại trận vào năm ngoái, nhưng đương nhiên Arslan không biết điều này.
Trinh sát gửi tin tức ở kinh đô về hai lần một ngày. Họ cho hay dù quân của vua Andragoras đã vây kín thành trì một thời gian dài nhưng không phát động tấn công tổng lực. Một số người cho rằng nên lợi dụng tình thế, thừa thắng xông lên và chiếm lấy kinh đô ngay lúc này. Jaravant là người ủng hộ nhiệt tình nhất, nhưng quân sư Narsus không đồng ý cách tiếp cận này.
“Không cho binh lính nghỉ ngơi không chiến đấu được.”
Narsus nói thế. Trong trận Atropatene lần hai, quân Pars huy động 2 vạn 5 ngàn quân, và 2 ngàn người đã tử trận. Lusitania tung ra 10 vạn quân, thiệt hại 2 vạn 5 ngàn người. Nói cách khác, quân Pars cầm chắc thắng lợi, nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Narsus cố hết sức hạ gục tâm lý của kẻ thống lĩnh phe Lusitania. Phe chúng có 10 vạn quân nhưng chỉ có 60% thực sự tham chiến, số còn lại còn chưa kịp huy động thì đã bị quân Pars thao túng. Họ bị đội kỵ binh tinh nhuệ của Pars chia cắt thành các nhóm lẻ tẻ nên không phát hiện ra thực lực của đối thủ.
Có thể nói, một nửa trận chiến này là do quân Lusitania tự diệt, nửa còn lại là do đấu pháp của bên Pars quá thông minh. Tuy nhiên, quân Lusitania vẫn còn dư lực lượng. 2 vạn binh sĩ túc trực phía sau không bị đánh bại mà bỏ chạy vì sợ hãi. Nếu họ thực sự tham chiến, có lẽ họ đã bao vây được quân Pars và tiêu diệt chỉ trong một lần.
Mặt khác, không ai trong số 2 vạn 5 nghìn quân Pars ở lại sau chiến tuyến. Trong suốt cả trận đánh, binh lính lần lượt di chuyển từ trận địa này sang trận địa khác. Vất vả nhất chính là vị tướng dũng mãnh Dariun. Anh cưỡi chiến mã yêu quý Shabrang của mình, tung hoành từ đầu bên này đến đầu biên kia chiến trường, không ăn cũng không uống lấy một giọt nước.
Vậy nên ngay khi vừa kết thúc, quân Pars rệu rã nằm bất động. Dairun cũng cởi giáp, nằm vật ra bên con ngựa Shabrang đang thở phì phò, cổ họng khô khốc, không phát ra được âm thanh nào.
“Nếu quân Lusitania quay lại tấn công bất ngờ, chúng ta bị đánh tan tác là cái chắc.”
Alfarid nghiêm trọng nói. Narsus đưa mắt nhìn đồng đội nằm la liệt, mím môi đáp.
“Đúng vậy.”
Đó cũng là lý do khiến Narsus cố tình thả công tước Guiscardi đi. Nếu Guiscard mà bị bắt làm tù binh, những tên lính khác sẽ quyết tâm đến giải cứu, lúc ấy mọi chuyện sẽ vượt tầm kiểm soát. Còn nếu Guiscard bị đuổi đến vương quốc Maryam, những tín đồ trung thành kia cũng theo hắn.
“Tóm lại, trong vòng hai đếnn ba năm tới, ở Maryam sẽ diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực. Do dù bên nào thắng thì họ cũng sẽ tổn thất nặng nề, tạm thời không thể xâm chiếm nước khác. Đó cũng là lúc vua Rajendra nước láng giềng Sindhura rục rịch ở phía đông. Cho nên trước mắt, yêu cầu cấp thiết là vực dậy Pars.
Lúc bình minh, Arslan phân phát một phần kho báu thu được từ quân Lusitania làm phần thưởng cho thuộc hạ. Không chỉ tướng lĩnh mà các binh sĩ đều có phần.
Arslan không quan tâm đến những thứ như vàng bạc đá quý. Chàng ra lệnh cho Narsus chia vàng cho những người lính sống sót và trợ cấp cho những người tử trận. Chàng đặc biệt nhắc nhở rằng ngoài vương trượng và vương miện, cùng những di vật của hoàng gia, thứ gì cũng có thể ban thưởng. Đây không phải hành động hào phóng nông nổi nhất thời.
“Vì quân ta nghiêm cấm cướp bóc nên binh lính có thể sẽ thấy bất mãn. Chúng ta không thể chỉ yêu cầu họ tuân thủ luật lệ mà không cho họ bất cứ lợi ích gì. Việc ban thưởng sẽ khiến họ có ý thức hơn, đúng không?”
“Thần tuân lệnh.”
Chính những lúc thế này, Narsus mới cảm thán Arslan là một vị vua vô cùng nhạy bén. Ban đầu, anh cho rằng bản chất của Arslan là người theo “chủ nghĩa nhân từ, hòa bình bác ái”, nhưng sau đó khá ngạc nhiên khi chàng rất hiểu lòng người. Nếu biết cách đưa lý tưởng và hiện thực đến gần nhau hơn thì đó chính là nắm trong tay nghệ thuật cai trị. Nghe Narsus nhận xét như vậy, Dariun vui vẻ mỉm cười.
“Cái gì? Giờ ngươi mới nói chuyện đó sao? Ta đã biết tư cách của thái tử điện hạ từ lâu rồi.”
“Ta nghĩ biết và tin là hai khái niệm khác nhau.”
“Đương nhiên rồi. Còn có những người còn tin là mình có tài mà không hề biết mình không có tí năng khiếu nào nữa cơ.”
“Muốn nói gì thì nói thẳng đi Dariun.”
“Ta nói còn chưa đủ rõ à?”
Sở dĩ Dariun có thể rảnh rỗi đùa giỡn như vậy là vì cảm giác an tâm sau khi đã hoàn thành việc lớn. Dù thời điểm này, không phải tất cả đã xông xuôi nhưng ít nhất đã giải quyết được một vấn đề.
Jimsa, anh chàng người Turan cũng nhận được một khoản tiền thưởng gồm 200 đồng vàng, 100 vụn vàng, một trăm viên ngọc trai lớn đựng trong chiếc túi lớn to bằng đầu người. Khi anh chàng vui vẻ nói : “Hoàng tử này hào phóng thật!”, có người đã mỉa mai anh. Đó là Jaswant đến từ Sindhura.
“Nước các ngươi có đánh giá một vị vua bằng sự hào phóng của ông ta không?”
“Đương nhiên một vị vua hào phóng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thần dân hơn một vị vua keo kiệt rồi.”
Jimsa cảm thấy câu hỏi ấy chẳng có gì xúc phạm, dù sao anh ta cũng là người Turan. Nói một cách cực đoan, nhiệm vụ quan trọng nhất của vua Turan là phân chia tài sản cướp bóc được sao cho công bằng. Đó là suy nghĩ của Jimsa. Cho nên một khi anh đã công nhận Arslan là vị vua hào phóng thì anh cũng sẽ nỗ lực cống hiến nhiều hơn, để nhận về nhiều phần thưởng hơn. Cá nhân anh muốn trung thành với Arslan nhưng khi anh nói ra thì cảm thấy nó chỉ như một cái cớ.
“Thái tử thật tuyệt vời.”
“Đúng vậy. Ngài là người có nhân cách cao cả.”
Jaswant nhướn mày. Anh giống như Jimsa, không phải là người Pars, nhưng tính cách họ hoàn toàn trái ngược nhau. Jaswant cũng được Arslan ban thưởng, không hơn cũng không kém Jimsa. Đương nhiên anh rất cảm kích nhưng vẫn nghĩ bụng “thái tử khách sáo quá.” Dù không có phần thưởng nào, Jaswant vẫn sẽ trung thành với Arslan mà thôi.
Phần thưởng mà nữ tư tế Farangis nhận được không phải tiền vàng mà chủ yếu là đá quý. Thấy những viên ngọc lấp lánh như một mảnh cắt ra từ cầu vồng, Gieve không khỏi khen ngợi.
“Tiểu thư Farangis đẹp hơn bất cứ viên ngọc nào. Nàng mới xứng là cầu vồng trên mặt đất.”
“Miệng lưỡi anh cũng như cầu vồng đấy, như thể có bảy cái, mỗi cái một màu.”
“Tiểu thư Farangis không hiểu rồi. Ta có đến tận 10 cái lưỡi vô hình cơ.”
Farangis dự định quyên góp toàn bộ số châu báu này cho đền thời Mythra nên đã cũng kính nhận lòng tốt của thái tử. Dù có vài vật trang trí đính kèm chúng nhưng bản thân đá quý không bị hao mòn qua thời gian nên cô không để tâm.
Ngoài tiền vàng, Gieve còn nhận được một con dao găm làm bằng vàng với bốn loại đá quý khác nhau nạm trên chuôi. Chíng lần lượt có màu xanh lam, xanh lá, vàng và tím, thiếu màu đỏ nhưng Gieve lại có cách nói riêng:
“À, màu đỏ là để khảm trên lưỡi kiếm.”
Dariun và Narsus cũng thẳng thắn nhận thưởng. Họ là những trọng thần chủ chốt nên biết rõ tình hình thực tế. Nếu không khen thưởng theo đúng công lao và trật tự thì lòng người dễ loạn. Tuy nhiên, Dariun vẫn lo lấng một điều. Sau này vua sẽ trách thái tử “tùy tiện ban thưởng”, khi đó phải làm sao. Narsus đáp.
“Sao cơ? Một nửa số châu báu đã bị quân Lusitania cướp mất rồi, thứ ở đây chỉ là ảo ảnh thôi, không có gì đâu.”
Jaravant, Elam, Merlane và Alfarid cũng nhận được phần của mình.
“Thế này là tôi có tiền cưới Narsus rồi.” Alfarid vui vẻ nói. Elam thì không nghĩ vậy.
“Của hồi môn ấy hả? Thôi để mà dưỡng già có hơn không.”
“Này, đừng có ghen tị với hạnh phúc của người khác.”
“Tôi không quan tâm cô có hạnh phúc hay không. Tôi chỉ không đành lòng nhìn ngài Narsus phải sống khốn khổ.”
“Vậy thì trước tiên tôi phải khiến cậu khốn khổ đã!”
“Quen cô là đủ khổ lắm rồi!”
Bỏ qua cuộc cãi vã của bọn họ, Arslan cho gọi Dariun và Narsus sau khi việc ban thưởng kết thúc.
“Dariun, Narsus, ta muốn quay lại kinh thành.”
“Ngay bây giờ ư?”
“Ta muốn biết tình hình phụ vương và hoàng tử Hilmes thế nào. Tất nhiên ta sẽ không làm gì cả, chỉ quan sát tình hình thôi.”
Dù Dariun hiểu tâm trạng của thái tử nhưng anh vẫn rất lo lắng. Anh hoàn toàn coi vua Andragoras là kẻ thù.
“Kishward đang ở cùng phụ vương. Dù biết ta làm thế này sẽ gây khó khăn cho ngài ấy, nhưng ngài ấy sẽ xử lý được, phải không?”
Dariun nghiêng đầu nhhìn Narsus với ánh mắt “Ngươi giúp ta khuyên can điện hạ đi.” Rõ ràng ngay từ đầu Narsus có ý định để Arslan ngư ông đắc lợi sau khi vua Andragoras và hoàng tử Hilmes triệt hạ lẫn nhau nên đáng lẽ bây giờ anh phải đứng về phía Dariun mới phải. Thế nhưng sau một hồi im lặng, Narsus gật đầu đồng ý với Arslan. Dariun sững sờ, nhưng sau khi nghe bạn mình giải thích, anh không thể không chấp nhận.
Theo sau Arslan là 8 người cùng 1 con chim ưng. Đó là Dariun, Narsus, Gieve, Farangis, Elam, Alfarid, Jaswant, Azrael và Estelle. Jaravant, Jimsa và Merlane dẫn quân về phía nam tập hợp với Gurazeh ở sông Oxus. Toàn quân sẽ ở đó nghỉ ngơi để hồi sức trước khi lên đường đến hành quân tới kinh đô trong thời gian sắp tới. Merlane chịu trách nhiệm chỉ đạo chung. Narsus giao cho anh một lá thư và dặn đưa nó cho Gurazeh.
“Ta trông cậy vào cậu đó.”
Sau khi nhận lệnh của thái tử, Merlane gật đầu với vẻ mặt cau có ngàn năm không đổi. Thực ra, anh ta là người cực kỳ có tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành. Chẳng qua anh gặp phải “chướng ngại giao tiếp” từ khi còn nhỏ nên biểu hiện mới như thế. Hơn nữa, lời nhờ cậy chân thành của thái tử cũng khiến anh rất vui. Chẳng qua, kể cả người ta ban cho tộc Zot của anh cả một vương quốc thì anh cũng không tỏ ra vui vẻ được. Mà càng bối rối thì nét mặt anh càng khó ở hơn.
Ngày 14 tháng 8, Arslan cùng 8 thuộc hạ, 1 chú chim ưng tách khỏi quân đội, đến Ecbatana.
Danh sách chương