Trên những con đường mòn qua lại biên giới phía đông vương quốc Pars những ngày gần đây tràn ngập binh lính, chiến mã và xe thồ.
Đó là vào tháng 4 năm 321, mùa của hoa thơm và ong mật. Hai bên đại lộ được che phủ bởi những cây cam và lựu. Hoa mẫu đơn, anh túc, violet, lilac, hoa đào, cúc vạn thọ, …đua nhau khoe sắc. Những cánh hoa tung bay trên áo giáp sáng lóa của các kỵ sĩ trên yên ngựa, tạo nên
cảnh đẹp lạ thường.
Đích đến của họ là pháo đài Peshawar, tòa thành xây bằng đá sa thạch đỏ. Hiện ngự trong pháo đài là thái tử Arslan, người đang chuẩn bị phát động cuộc kháng chiến chống lại những kẻ thù xâm lược Lusitania. Bản tuyên ngôn được gửi đi khắp nơi. Các quý tộc vốn căm ghét sự bạo ngược của quân Lusitania nhưng bó tay bất lực, nay đã tề tựu về đây, nườm nượp nối đuôi nhau, xin được phụng sự dưới trướng thái tử điện hạ.
Các bên gặp gỡ lẫn nhau ở phía tây thành Peshawar, qua một cây cầu phao mới dựng bắc ngang qua sông, và được gọi đến tập hợp lần lượt theo sự chỉ đạo của thái tử.
Cổng thành Peshawar mở suốt từ sáng đến tối như đang đói khát nuốt chửng những bộ giáp bạc lấp lánh. Những người chỉ huy bày tỏ lòng thành kính với Arslan, người đang cưỡi ngựa dưới sân hiên ở giữa quảng trường. Họ cởi bỏ mũ giáp, tự hào xưng tên.
“Thần là Lucian, lãnh chúa vùng Ray, hôm nay xin được đến góp sức cùng điện hạ đẩy lùi quân xâm lược Lusitania. Xin điện hạ chấp thuận.”
“Thần là Zaravant, con trai Mundhir, lãnh chúa vùng Oxus. Cha thần đau yếu, nay sai thần dẫn quân phò trợ thái tử điện hạ. Quả là vinh dự lớn cho thần nếu được điện hạ cho phép.”
“Thần là Isfan, em trai Shapur, người từng được đức vua Andragoras phong tước marzban. Thần mong có thể thay anh trai quá cố phụng sự điện hạ. Thần sẽ không để bất cứ tên Lusitania nào sống sót để trả thù cho anh trai.”
“Thần là Tus, trước kia giữ chức chỉ huy đồn trú ở Zara phía nam. Thần cùng các anh em xin được đầu quân cho điện hạ, mong điện hạ chấp thuận.”
Các tướng lãnh lần lượt tới gặp Arslan để xưng danh.
Lucian năm nay ngoài 50 tuổi, vẻ ngoài tráng kiện, phong thái khoáng đạt, mái tóc và bộ râu xám đen. Zaravant và Isfan thì đều khoảng 20 tuổi. Zaravant cao lớn ngang Dariun và Kishward, có lẽ anh ta cố ý để râu kín mặt vì gương mặt bẩm sinh có nét trẻ con. Isfan vóc dáng trung bình, mảnh khảnh tựa như những loài sậy mọc ven đầm nước, và đôi con ngươi màu hổ phách. Tus chắc chừng 30 tuổi, đôi mắt tựa như màu đồng. Trông anh ta có dáng dấp chiến binh rõ ràng nhất bởi sợi xích sắt đeo bên vai trái.
Isfan, em trai Shapur được mệnh danh là “đứa con của sói”. Chuyện rằng anh ta là con của người cha quý tộc với một nữ nô lệ hầu hạ trong dinh thự. Người vợ cả ghen tuông đã đuổi cả cô hầu bất hạnh lẫn đứa bé còn ẵm ngửa ra khỏi nhà. Giữa trời đông giá rét, mẹ con Isfan bị bỏ rơi trên núi, khi ấy cậu mới được 2 tuổi. Dù người cha biết chuyện nhưng ông ta vờ như không biết để tránh xáo trộn trong gia đình.
Chỉ có Shapur là hết sức bất bình trước sự vô tâm của cha và sự tàn ác của mẹ nên đã phi ngựa lên núi. Năm ấy anh chỉ 16 tuổi nhưng đã là một kỵ sĩ điêu luyện rồi. Anh bỏ thức ăn, nước uống, quấn trong tay nải rồi một mình lên đường. Khi tới nơi, đứa bé vẫn còn sống vì người mẹ đã lấy hết quần áo trên người bọc quanh mình nó. Do chỉ còn một tấm áo mỏng che thân, bà ấy đã chết cóng. Khi Shapur xuống ngựa, hai con sói lập tức bỏ chạy khỏi cái xác. Shapur những tưởng đứa bé bị bầy sói ăn thịt mất rồi, nhưng anh không ngờ hai con sói đã bỏ lại con thỏ chúng săn được bên cạnh đứa trẻ.
Nhờ đó, Isfan được anh trai mình cứu và nuôi lớn lên trong bình an và khỏe mạnh. Anh trai giữ chức chỉ huy 1 vạn kỵ binh ở kinh đô, còn Isfan được cử về trấn thủ quê nhà. Cái chết của anh trai khiến anh hết sức đau buồn và phẫn nộ, nhưng khi ấy vẫn chưa có cơ hội trả thù quân Lusitania.
Khi quân lính đang xếp hàng chờ trước quảng trường thì cánh cửa lớn trên sân thượng mở ra.
Thái tử Arslan xuất hiện với bộ giáp vàng và Azrael đậu trên vai trái. Chàng chỉ mới 15 tuổi nhưng đôi mắt xanh biếc màu của trời đêm đã để lại ấn tượng sâu sắc với mọi người.
Bên trái Arslan là Kishward còn bên phải là Dariun, hai marzban của Pars. Kể từ sau thất bại ở bình nguyên Atropatene, kinh đô Ecbatana thất thủ và cuộc viễn chinh Sindhura, có rất nhiều người đã chết hoặc mất tích trong các trận chiến. Trong số 12 marzban chỉ có Dariun và Kishward được xác nhận là còn sống. Tuy nhiên, chỉ riêng sự dũng mãnh của hai vị đó thôi đã đủ áp đảo cả đạo quân rồi.
“Pars muôn năm ! Thái tử điện hạ muôn năm!”
Zaravant là người lớn tiếng hô đầu tiên. Các lãnh chúa và hiệp sĩ khác cũng hướng ứng theo bằng những tiếng hò reo vang dội. Cả quảng trường Peshawar như rung chuyển trong âm thanh dậy đất. Vô số kiếm giáo giương lên, phản chiếu ánh dương sáng chói. Cảnh tượng này so với lần viễn chinh Sinhhura năm ngoái còn hoành tráng hơn vạn lần.
Hai cô gái trẻ quan sát từ một góc quảng trường.
“Thật đáng kinh ngạc.”
Thiếu nữ với mái tóc đỏ rực, Alfarid kêu lên. Người phụ nữ xinh đẹp với mái tóc đen láy dài đến thắt lưng chỉ mỉm cười đáp lại.
“Mới chỉ bắt đầu thôi. Hoàng tử thiếu niên ấy có thể biến Pars thành một thế giới hoàn toàn mới. Nhưng để làm được điều đó, ngài cần các vị thần linh che chở.”
Nụ cười của Farangis tựa như chiếc cốc bạc chứa đầy ánh trăng. Chẳng những là tư tế phụng sự thần Mithra, một chiến binh lão luyện, Farangis còn là một mỹ nhân khiến người khác không thể không ngoái nhìn.
“Có lẽ chúng ta đang sống trong một thời khắc quan trọng của lịch sử. Rồi đây ta sẽ xuất hiện trong thơ ca của các thi sĩ đời sau.”
“Alfarid, chuyện quan trọng nhất với em lúc này là tình cảm với ngài Narsus mà, đúng không?”
Farangis trêu chọc nhưng không hề có ác ý. Thiếu nữ tộc Zott đăm chiêu với vẻ mặt nghiêm túc.
“Chắc chắn thế rồi. Nhưng khi nhớ lại tất cả những chuyện xảy ra từ hồi mùa xuân, cuộc đời em đã thay đổi hẳn so với trước kia. Em cũng mong muốn được phụng sự hoàng tử điện hạ nhiều hơn nữa.”
“Thật tuyệt vời. Nếu em nghĩ được như thế thì chẳng những thái tử vừa lòng mà cả ngài Narsus cũng rất vui.”
Quân số tăng lên thì công việc cũng nhiều hơn gấp bội. Narsus và Dariun bận rộn tối mắt với đủ thứ công chuyện khác nhau, mãi mới có chút thời gian ngồi xuống nghỉ ngơi, uống chén trà mà Elam vừa mới pha cho họ.
“Narsus, nói thật là lúc đầu ta không nghĩ sẽ có nhiều lãnh chúa đến đầu quân cho điện hạ như vậy đâu.”
Dariun mở lời, và Narsus cười nhẹ.
“Ta hiểu ngươi nghĩ gì. Ngươi lo rằng chuyện giải phóng nô lệ sẽ khiến các lãnh chúa phẫn nộ và không đáp lại lời kêu gọi đúng không?”
“Đúng, bởi nói gì thì nói, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Ta biết rõ lòng nhân ái và sự công minh của điện hạ, nhưng không ngờ người lại công khai đưa ra lệnh bãi bỏ một cách rõ ràng như thế.”
Theo quan điểm của Dariun, xóa bỏ chế độ nô lệ là điều Arslan nhất định phải làm sau khi đã trở thành vua với quyền lực bất khả xâm phạm, nhưng không nhất thiết phải công bố rộng rãi vào thời điểm này.
Narsus bật cười khi nghe điều đó.
“Nếu họ có lòng thì đương nhiên cũng những suy nghĩ riêng. Thật ra có một điểm mấu chốt trong Lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ này.”
Điều Narsus đề cập đến là, điều kiện được ghi trong Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ. Việc trả tự do cho nô lệ trên toàn lãnh thổ Pars và nghiêm cấm buôn bán con người chỉ diễn ra sau khi “thời kỳ trị vì của vua Arslan bắt đầu”, chứ không phải bây giờ. Tất nhiên, điều này cũng được Narsus tính toán từ trước. Nếu thực hiện ngay lúc này thì không có tác dụng, và nếu không được thực hiện đúng cách, các lãnh chúa muốn duy trì chế độ nô lệ thậm chí còn coi nó là mối đe dọa với quyền lực của mình mà chọn đứng về phe Lusitania.
Các lãnh chúa đều biết, trừ hoàng tử Arslan ra, họ không có đồng minh nào tốt hơn trong cuộc chiến chống lại Lusitania. Nhưng nếu Arslan giành lại được những vùng lãnh thổ Pars đã mất, tất cả tài sản thuộc sở hữu của các lãnh chúa, tức là nô lệ, sẽ được giải phóng. Điều này khiến bọn họ rất phân vân.
Dù đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành lại đất đai và ngai vàng vốn thuộc về Pars, nhưng các lãnh chúa cũng không sẵn lòng hưởng ứng nếu nó khiến họ chịu tổn thất. Để biến họ thành đồng minh, cần dùng một thủ thuật, đó là khiến họ tự ảo tưởng như sau.
“Hoàng tử Arslan tuyên bố sẽ bãi bỏ chế độ nô lệ sau khi nắm quyền trị vì, nhưng hoàng tử cũng cần các lãnh chúa ra sức phò trợ. Vì thế, nếu lãnh chúa lập công rồi dùng cớ đó yêu cầu cho phép được duy trì chế dộ nô lệ thì hoàng tử cũng không thể nào từ chối. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ sẽ tan thành bọt biển mà thôi….”
Nghe Narsus giải thích, Dariun không khỏi kinh ngạc nhìn bạn mình.
“Thế không phải là ta đang lừa họ đấy sao ? Narsus, rõ ràng ngay từ đầu ngươi đâu có ý định chấp nhận yêu cầu đó.”
“Đúng vậy.”
Narsus cười nham hiểm, nhấp một ngụm trà.
“Nhưng ấy là tự bọn họ muốn nghĩ như thế chứ, điện hạ đâu có trách nhiệm gì. Việc duy nhất người cần làm lúc này là phục hưng đất nước bằng sức mạnh và đức hạnh của mình. Chúng ta cần một nền cai trị công bằng hơn xưa.”
Cái gọi là cải cách không thể mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, và những người được lợi trong hệ thống xã hội trước kia có thể phải gánh chịu hậu quả của cải cách. Nô lệ được thả tự do, các lãnh chúa không thể tự do sở hữu nô lệ. Rốt cục, vấn đề chỉ là tự do dành cho ai thôi.
“Dariun, ta nghĩ hoàng tử Arslan là người có khả năng thuyết phục phi thường.”
“Ta hoàn toàn đồng ý.”
“Cho nên ta hình dung sau khi giành lại Pars, suy nghĩ của các lãnh chúa cũng sẽ dần bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của người. Mong rằng mọi chuyện sẽ diễn ra như thế. Mà chẳng may nếu có không suôn sẻ thì với sự dũng mãnh của ngươi và chiến lược của ta, không có gì đáng lo đâu.”
Đó là vào tháng 4 năm 321, mùa của hoa thơm và ong mật. Hai bên đại lộ được che phủ bởi những cây cam và lựu. Hoa mẫu đơn, anh túc, violet, lilac, hoa đào, cúc vạn thọ, …đua nhau khoe sắc. Những cánh hoa tung bay trên áo giáp sáng lóa của các kỵ sĩ trên yên ngựa, tạo nên
cảnh đẹp lạ thường.
Đích đến của họ là pháo đài Peshawar, tòa thành xây bằng đá sa thạch đỏ. Hiện ngự trong pháo đài là thái tử Arslan, người đang chuẩn bị phát động cuộc kháng chiến chống lại những kẻ thù xâm lược Lusitania. Bản tuyên ngôn được gửi đi khắp nơi. Các quý tộc vốn căm ghét sự bạo ngược của quân Lusitania nhưng bó tay bất lực, nay đã tề tựu về đây, nườm nượp nối đuôi nhau, xin được phụng sự dưới trướng thái tử điện hạ.
Các bên gặp gỡ lẫn nhau ở phía tây thành Peshawar, qua một cây cầu phao mới dựng bắc ngang qua sông, và được gọi đến tập hợp lần lượt theo sự chỉ đạo của thái tử.
Cổng thành Peshawar mở suốt từ sáng đến tối như đang đói khát nuốt chửng những bộ giáp bạc lấp lánh. Những người chỉ huy bày tỏ lòng thành kính với Arslan, người đang cưỡi ngựa dưới sân hiên ở giữa quảng trường. Họ cởi bỏ mũ giáp, tự hào xưng tên.
“Thần là Lucian, lãnh chúa vùng Ray, hôm nay xin được đến góp sức cùng điện hạ đẩy lùi quân xâm lược Lusitania. Xin điện hạ chấp thuận.”
“Thần là Zaravant, con trai Mundhir, lãnh chúa vùng Oxus. Cha thần đau yếu, nay sai thần dẫn quân phò trợ thái tử điện hạ. Quả là vinh dự lớn cho thần nếu được điện hạ cho phép.”
“Thần là Isfan, em trai Shapur, người từng được đức vua Andragoras phong tước marzban. Thần mong có thể thay anh trai quá cố phụng sự điện hạ. Thần sẽ không để bất cứ tên Lusitania nào sống sót để trả thù cho anh trai.”
“Thần là Tus, trước kia giữ chức chỉ huy đồn trú ở Zara phía nam. Thần cùng các anh em xin được đầu quân cho điện hạ, mong điện hạ chấp thuận.”
Các tướng lãnh lần lượt tới gặp Arslan để xưng danh.
Lucian năm nay ngoài 50 tuổi, vẻ ngoài tráng kiện, phong thái khoáng đạt, mái tóc và bộ râu xám đen. Zaravant và Isfan thì đều khoảng 20 tuổi. Zaravant cao lớn ngang Dariun và Kishward, có lẽ anh ta cố ý để râu kín mặt vì gương mặt bẩm sinh có nét trẻ con. Isfan vóc dáng trung bình, mảnh khảnh tựa như những loài sậy mọc ven đầm nước, và đôi con ngươi màu hổ phách. Tus chắc chừng 30 tuổi, đôi mắt tựa như màu đồng. Trông anh ta có dáng dấp chiến binh rõ ràng nhất bởi sợi xích sắt đeo bên vai trái.
Isfan, em trai Shapur được mệnh danh là “đứa con của sói”. Chuyện rằng anh ta là con của người cha quý tộc với một nữ nô lệ hầu hạ trong dinh thự. Người vợ cả ghen tuông đã đuổi cả cô hầu bất hạnh lẫn đứa bé còn ẵm ngửa ra khỏi nhà. Giữa trời đông giá rét, mẹ con Isfan bị bỏ rơi trên núi, khi ấy cậu mới được 2 tuổi. Dù người cha biết chuyện nhưng ông ta vờ như không biết để tránh xáo trộn trong gia đình.
Chỉ có Shapur là hết sức bất bình trước sự vô tâm của cha và sự tàn ác của mẹ nên đã phi ngựa lên núi. Năm ấy anh chỉ 16 tuổi nhưng đã là một kỵ sĩ điêu luyện rồi. Anh bỏ thức ăn, nước uống, quấn trong tay nải rồi một mình lên đường. Khi tới nơi, đứa bé vẫn còn sống vì người mẹ đã lấy hết quần áo trên người bọc quanh mình nó. Do chỉ còn một tấm áo mỏng che thân, bà ấy đã chết cóng. Khi Shapur xuống ngựa, hai con sói lập tức bỏ chạy khỏi cái xác. Shapur những tưởng đứa bé bị bầy sói ăn thịt mất rồi, nhưng anh không ngờ hai con sói đã bỏ lại con thỏ chúng săn được bên cạnh đứa trẻ.
Nhờ đó, Isfan được anh trai mình cứu và nuôi lớn lên trong bình an và khỏe mạnh. Anh trai giữ chức chỉ huy 1 vạn kỵ binh ở kinh đô, còn Isfan được cử về trấn thủ quê nhà. Cái chết của anh trai khiến anh hết sức đau buồn và phẫn nộ, nhưng khi ấy vẫn chưa có cơ hội trả thù quân Lusitania.
Khi quân lính đang xếp hàng chờ trước quảng trường thì cánh cửa lớn trên sân thượng mở ra.
Thái tử Arslan xuất hiện với bộ giáp vàng và Azrael đậu trên vai trái. Chàng chỉ mới 15 tuổi nhưng đôi mắt xanh biếc màu của trời đêm đã để lại ấn tượng sâu sắc với mọi người.
Bên trái Arslan là Kishward còn bên phải là Dariun, hai marzban của Pars. Kể từ sau thất bại ở bình nguyên Atropatene, kinh đô Ecbatana thất thủ và cuộc viễn chinh Sindhura, có rất nhiều người đã chết hoặc mất tích trong các trận chiến. Trong số 12 marzban chỉ có Dariun và Kishward được xác nhận là còn sống. Tuy nhiên, chỉ riêng sự dũng mãnh của hai vị đó thôi đã đủ áp đảo cả đạo quân rồi.
“Pars muôn năm ! Thái tử điện hạ muôn năm!”
Zaravant là người lớn tiếng hô đầu tiên. Các lãnh chúa và hiệp sĩ khác cũng hướng ứng theo bằng những tiếng hò reo vang dội. Cả quảng trường Peshawar như rung chuyển trong âm thanh dậy đất. Vô số kiếm giáo giương lên, phản chiếu ánh dương sáng chói. Cảnh tượng này so với lần viễn chinh Sinhhura năm ngoái còn hoành tráng hơn vạn lần.
Hai cô gái trẻ quan sát từ một góc quảng trường.
“Thật đáng kinh ngạc.”
Thiếu nữ với mái tóc đỏ rực, Alfarid kêu lên. Người phụ nữ xinh đẹp với mái tóc đen láy dài đến thắt lưng chỉ mỉm cười đáp lại.
“Mới chỉ bắt đầu thôi. Hoàng tử thiếu niên ấy có thể biến Pars thành một thế giới hoàn toàn mới. Nhưng để làm được điều đó, ngài cần các vị thần linh che chở.”
Nụ cười của Farangis tựa như chiếc cốc bạc chứa đầy ánh trăng. Chẳng những là tư tế phụng sự thần Mithra, một chiến binh lão luyện, Farangis còn là một mỹ nhân khiến người khác không thể không ngoái nhìn.
“Có lẽ chúng ta đang sống trong một thời khắc quan trọng của lịch sử. Rồi đây ta sẽ xuất hiện trong thơ ca của các thi sĩ đời sau.”
“Alfarid, chuyện quan trọng nhất với em lúc này là tình cảm với ngài Narsus mà, đúng không?”
Farangis trêu chọc nhưng không hề có ác ý. Thiếu nữ tộc Zott đăm chiêu với vẻ mặt nghiêm túc.
“Chắc chắn thế rồi. Nhưng khi nhớ lại tất cả những chuyện xảy ra từ hồi mùa xuân, cuộc đời em đã thay đổi hẳn so với trước kia. Em cũng mong muốn được phụng sự hoàng tử điện hạ nhiều hơn nữa.”
“Thật tuyệt vời. Nếu em nghĩ được như thế thì chẳng những thái tử vừa lòng mà cả ngài Narsus cũng rất vui.”
Quân số tăng lên thì công việc cũng nhiều hơn gấp bội. Narsus và Dariun bận rộn tối mắt với đủ thứ công chuyện khác nhau, mãi mới có chút thời gian ngồi xuống nghỉ ngơi, uống chén trà mà Elam vừa mới pha cho họ.
“Narsus, nói thật là lúc đầu ta không nghĩ sẽ có nhiều lãnh chúa đến đầu quân cho điện hạ như vậy đâu.”
Dariun mở lời, và Narsus cười nhẹ.
“Ta hiểu ngươi nghĩ gì. Ngươi lo rằng chuyện giải phóng nô lệ sẽ khiến các lãnh chúa phẫn nộ và không đáp lại lời kêu gọi đúng không?”
“Đúng, bởi nói gì thì nói, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Ta biết rõ lòng nhân ái và sự công minh của điện hạ, nhưng không ngờ người lại công khai đưa ra lệnh bãi bỏ một cách rõ ràng như thế.”
Theo quan điểm của Dariun, xóa bỏ chế độ nô lệ là điều Arslan nhất định phải làm sau khi đã trở thành vua với quyền lực bất khả xâm phạm, nhưng không nhất thiết phải công bố rộng rãi vào thời điểm này.
Narsus bật cười khi nghe điều đó.
“Nếu họ có lòng thì đương nhiên cũng những suy nghĩ riêng. Thật ra có một điểm mấu chốt trong Lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ này.”
Điều Narsus đề cập đến là, điều kiện được ghi trong Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ. Việc trả tự do cho nô lệ trên toàn lãnh thổ Pars và nghiêm cấm buôn bán con người chỉ diễn ra sau khi “thời kỳ trị vì của vua Arslan bắt đầu”, chứ không phải bây giờ. Tất nhiên, điều này cũng được Narsus tính toán từ trước. Nếu thực hiện ngay lúc này thì không có tác dụng, và nếu không được thực hiện đúng cách, các lãnh chúa muốn duy trì chế độ nô lệ thậm chí còn coi nó là mối đe dọa với quyền lực của mình mà chọn đứng về phe Lusitania.
Các lãnh chúa đều biết, trừ hoàng tử Arslan ra, họ không có đồng minh nào tốt hơn trong cuộc chiến chống lại Lusitania. Nhưng nếu Arslan giành lại được những vùng lãnh thổ Pars đã mất, tất cả tài sản thuộc sở hữu của các lãnh chúa, tức là nô lệ, sẽ được giải phóng. Điều này khiến bọn họ rất phân vân.
Dù đây là một cuộc đấu tranh chính nghĩa để giành lại đất đai và ngai vàng vốn thuộc về Pars, nhưng các lãnh chúa cũng không sẵn lòng hưởng ứng nếu nó khiến họ chịu tổn thất. Để biến họ thành đồng minh, cần dùng một thủ thuật, đó là khiến họ tự ảo tưởng như sau.
“Hoàng tử Arslan tuyên bố sẽ bãi bỏ chế độ nô lệ sau khi nắm quyền trị vì, nhưng hoàng tử cũng cần các lãnh chúa ra sức phò trợ. Vì thế, nếu lãnh chúa lập công rồi dùng cớ đó yêu cầu cho phép được duy trì chế dộ nô lệ thì hoàng tử cũng không thể nào từ chối. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ sẽ tan thành bọt biển mà thôi….”
Nghe Narsus giải thích, Dariun không khỏi kinh ngạc nhìn bạn mình.
“Thế không phải là ta đang lừa họ đấy sao ? Narsus, rõ ràng ngay từ đầu ngươi đâu có ý định chấp nhận yêu cầu đó.”
“Đúng vậy.”
Narsus cười nham hiểm, nhấp một ngụm trà.
“Nhưng ấy là tự bọn họ muốn nghĩ như thế chứ, điện hạ đâu có trách nhiệm gì. Việc duy nhất người cần làm lúc này là phục hưng đất nước bằng sức mạnh và đức hạnh của mình. Chúng ta cần một nền cai trị công bằng hơn xưa.”
Cái gọi là cải cách không thể mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, và những người được lợi trong hệ thống xã hội trước kia có thể phải gánh chịu hậu quả của cải cách. Nô lệ được thả tự do, các lãnh chúa không thể tự do sở hữu nô lệ. Rốt cục, vấn đề chỉ là tự do dành cho ai thôi.
“Dariun, ta nghĩ hoàng tử Arslan là người có khả năng thuyết phục phi thường.”
“Ta hoàn toàn đồng ý.”
“Cho nên ta hình dung sau khi giành lại Pars, suy nghĩ của các lãnh chúa cũng sẽ dần bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của người. Mong rằng mọi chuyện sẽ diễn ra như thế. Mà chẳng may nếu có không suôn sẻ thì với sự dũng mãnh của ngươi và chiến lược của ta, không có gì đáng lo đâu.”
Danh sách chương