Ngày 3 tháng 1, Arslan và Rajedra chia tay nhau, mỗi người tiến quân theo một hướng. Rajendra miễn cưỡng đồng ý với các yêu cầu của Arslan.
Trong lúc hành quân, Arslan và Narsus cưỡi ngựa đi cạnh nhau. Arslan lập tức nhân cơ hội này, xin Narsus một vài lời khuyên về đường lối cai trị.
"Từng có một vị vua anh dũng nọ."
Narsus mở đầu.
Vị vua đó dẫn 5 vạn quân đi viễn chinh. Sau khi vượt qua những ngọn núi tuyết hùng vĩ và chiến đấu liên tục nhiều ngày, họ bị cạn kiệt quân lương, binh lính chết đói. Nhà vua rơi nước mắt vì đau lòng, bèn chia thức ăn của mình cho quân sĩ.
"Điện hạ, người nghĩ sao về hành động của vị vua này?"
Arslan nhất thời không biết trả lời ra sao. Xét từ giọng điệu và nét mặt Narsus, có lẽ ý kiến của anh ta khá tiêu cực. Arslan không rõ nguyên nhân, nhưng chàng vẫn trả lời thật lòng.
"Điện hạ đã thành thật đáp dù người biết thần đang nghĩ gì. Vậy thì thần cũng cho người biết suy nghĩ thực sự của mình. Thần nghĩ dù vị này có lòng tốt, nhưng ông ta không đủ tư cách làm vua."
"Tại sao..."
"Vị vua ấy có hai tội lỗi lớn. Thứ nhất, ông ta đã không trù tính đủ số quân lương cần thiết cho 5 vạn binh mã, khiến quân sĩ của mình chết đói. Thứ hai, ông ta chỉ có thể chia phần ăn của mình cho một số ít người, tức là hầu hết những người khác vẫn không thoát khỏi số phận nghiệt ngã."
"...."
"Tức là vị vua này, thứ nhất là kẻ ngu si, thứ hai là không công bằng. Hơn nữa, việc ông ta chia thức ăn của mình cho một nhóm nhỏ người là để chối bỏ lỗi lầm của mình, trốn tránh trách nhiệm rằng ông ta đã khiến vô số người khác chết đói, đó là sự hèn nhát. Điện hạ đã hiểu chưa?"
"Ta nghĩ ta hiểu rồi."
Arslan đáp.
"Đã làm vua thì không được để binh lính chết đói. Nếu binh lính đói thì không thể chiến đấu được."
"Đúng thế. Chỉ khi lo đủ lương thực cho 5 vạn quân mới có đủ tư cách chỉ huy 5 vạn quân. Còn chuyện bày binh bố trận, dụng binh thế nào, để sau hãy tính...."
Cuộc hành quân của họ diễn ra yên ổn khoảng hai ngày. Trong lúc quân lính dừng chân nghỉ ngơi trên con đường núi, Narsus lấy giấy bút ra vẽ phong cảnh, tuy nhiên lại không cho ai xem tác phẩm của mình, trừ Elam."
"Tài vẽ tranh của Narsus chắc chắn không phải bàn cãi. Ước gì tôi được anh ấy vẽ chân dung cho!"
Nghe lời này, Dariun không thể không trố mắt nhìn Alfarid.
"Cô không biết sợ hả!"
Nhưng Elam, người quanh năm suốt tháng xem tranh của Narsus lại nói:
"Nếu ngài Narsus tài giỏi cả hội họa thì e là sẽ yểu mệnh mất. Tốt nhất là ngài ấy cứ tầm thường trong một lĩnh vực đi."
".....Nghe không giống lời khen lắm nhỉ."
Farangis nhận xét.
Arslan cũng muốn biết khả năng hội họa của Narsus vì đã hứa phong anh ta làm họa sĩ cung đình. Mặt khác, chàng nghĩ miễn Narsus biết vẽ là được, vẽ đẹp hay không không thành vấn đề. Arslan ngưỡng mộ trí tuệ của Narsus nhưng không hề ảo tưởng về tài năng của anh ta.
Hoàng tử Gadhevi lúc này đang ở thủ đô của Sindhura, một vị trí rất thuận lợi. Chắc từ trước đến giờ, chẳng mấy ai may mắn được đối thủ của mình thông báo cho kế hoạch tiến quân, mà lại còn cả hai cái cùng lúc. Mới hôm nay thôi, cả Pars lẫn hoàng tử Rajendra đều cử sứ giả đến báo lộ trình hành quân của phe kia.
"Chúng định làm gì vậy?"
Gadhevi vô cùng bối rối, mà thật ra ai trong tình cảnh này cũng vậy mà thôi. Đầu tiên, hắn phái người đi điều tra, phát hiện quân địch đã tách làm hai nhóm, nhưng rất khó nói trước hành động tiếp theo của chúng là gì. Hơn nữa, hắn cũng không thể xác định độ tin cậy của tin báo được gửi tới. Ngay cả các tướng lĩnh cũng tranh cãi sôi nổi.
"Chúng ta nên tiêu diệt quân Pars trước. Chúng chỉ có 1 vạn quân và không có tiếp viện. Rajendra cũng sẽ chao đảo nếu mất đi đồng minh. Dù quân Pars có tinh nhuệ đến mấy, ta có thể dùng quân số của mình áp đảo bọn họ.
"Không, tốt hơn là nên dốc toàn lực đè bẹp quân chủ lực của hoàng tử Rajendra trước. Như vậy, quân Pars sẽ mất đi gốc rễ, không chặt cũng héo."
"Nhưng nếu quân Pars bất ngờ tấn công kinh đô khi ta mải chiến đấu với quân Rajendra thì sao? Tốc độ của kỵ binh Pars khắp lục địa không nước nào sánh được. Ta nên ưu tiên giải quyết chúng trước."
"Sao không cố thủ ở đây và quan sát hành động của bọn họ? Dù sao mục tiêu chung của bọn chúng vẫn là tiến đến kinh đô."
"Nhưng nếu làm thế, chẳng phải tất cả các thành trấn bên ngoài đều bị quân Rajendra chiếm hết hay sao? Chúng ta có tổng cộng 1
vạn binh mã trong khi cả Rajendra lẫn Pars công lại chỉ có 6 vạn. Sao ta phải chui lủi trong thành vì sợ hãi quân địch chỉ đông bằng một phần ba chúng ta?"
Cuộc tranh cãi không đi đến kết luận nào vì ai cũng có lý của họ. Hoàng tử Gadhevi không biết phải nghe theo ai.
"Mahendra, sao chúng ta không chia quân làm ba? Một nhóm bảo vệ kinh thành, một nhóm tấn công quân Pars và một nhóm tiêu diệt Rajendra, ngài nghĩ sao?"
"Điện hạ đừng đùa nữa!"
Mahendra, vị cố vấn của hoàng tử, nhìn con rể mình với ánh mắt khó chịu. Đó là một người đàn ông trung niên với vóc dáng cường tráng, phong độ mạnh mẽ hơn cả Gadhevi lẫn Rajendra, bộ râu đen nhánh cực kỳ ấn tượng, quấn chiếc khăn xếp trắng trên đầu. Ông đã phụ trách xử lý các sự vụ trong triều suốt 20 năm nay với tư cách là tể tướng được thừa kế chức vị qua nhiều đời. Dù trong các trận chiến với Pars, Sindhura đều ở thế phòng thủ, nhưng người đàn ông này vẫn tạo được những chiến tích phi thường, cả về quân sự, ngoại giao lẫn đối nội, nhờ thế nào tạo nên tên tuổi cho mình.
"Nếu chia quân làm ba thì không phát huy được thế mạnh về quân số. Tuyệt đối không được phân tán quân, sức mạnh chỉ gọi là sức mạnh khi tập trung về một mối."
Mahendra nói với giọng điệu kiên quyết, và Gadhevi đồng ý. Nhưng bây giờ câu hỏi là tập trung lực lượng ở đâu? Hắn biết rõ người em cùng cha khác mẹ Rajendra của mình là kẻ rất thận trọng.
"Bố trí một lực lương tối thiểu để bảo vệ kinh đô vào mọi thời điểm. Số còn lại sẽ tập trung ở một điểm tiện triển khai đến hướng cần thiết ngay khi có lệnh. Lương thực và vũ khí cũng nên tập trung tại đó để cung ứng kịp thời."
"Ta hiểu rồi, Mahendra, ngài đúng là một nhà thông thái. Ta thật sự may mắn khi có có tể tướng ngài phò trợ. Chỉ cần có ngài ở đây, Rajendra sao có thể cản đường ta, đúng không?"
Gadhevi hết lòng khen ngợi cha vợ.
Salima, con gái Mahendra là một cô gái xinh đẹp mà mọi người ca tụng là "đứa con rơi của nữ thần sắc đẹp Lakshmi". Vô số người theo đuổi cô, trong đó có cả Rajendra. Nhưng sau cùng cô lại đính ước với Gadhevi, không chỉ bởi Salima chọn mà còn bởi quyết định của Mahendra. Cho nên cả về công lẫn tư, Gadhevi đều mang ơn Mahendra.
"Đa tạ điện hạ khen ngợi."
Mahendra nở nụ cười đáng tin cậy, nói lời thành kính. Nếu con rể ông trở thành vua, với tư cách là cha của hoàng hậu, quyền lực trong tay ông cũng được củng cố.
"Hơn nữa, thần cũng đã cài một kẻ vào trong quân của Rajendra. Cậu ta là người hết sức thông minh, thần tin chắc cậu ấy sẽ sớm mang tin tốt lành về. Xin ngài cứ yên tâm chờ đợi, thưa điện hạ."
Giọng nói bình tĩnh của vị tể tướng đã trấn an thành công Gadhevi.
Trong lúc quân Pars hành quân dọc đường núi, Arslan một lần nữa xin lời khuyên từ Narsus.
".....Rõ ràng hoàng tử Rajendra đang cố ý lợi dụng quân Pars chúng ta. Ngài Narsus cũng nghĩ vậy mà, phải không?"
"Đúng, tuy nhiên chúng ta sẽ không bao giờ để hắn đạt được mục đích."
"Tại sao?"
"Nếu quân ta giao chiến với quân của Gadhevi thì chính quân Pars sẽ làm nên tên tuổi chứ không phải Rajendra. Mà từ địa vị của Rajendra, muốn làm vua của Sindhura thì hắn phải tạo dựng tên tuổi cho riêng mình."
Gieve đi bên cạnh họ, nở nụ cười hiểm độc.
"Nghĩa là ngay sau khi chúng ta thắng một trận, Rajendra sẽ lập tức chen vào tranh công, có đúng vậy không ngài quân sư?"
"Đúng, và không chỉ vậy, hoàng tử Gadhevi ở kinh đô cũng không thể nhúng tay vào."
Cả hai hoàng tử đã ở thế đối địch nhau một mất một còn. Sự lừng lẫy trên mặt quân sự của Pars khiến bọn họ ghen tị Chiến thắng của Pars không chỉ là một chiến thắng đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến số phận Sindhura nói chung.
Người mà Rajendra cử làm lính dẫn đường cho quân Pars có tên là Jaswant. Anh ta có làn da rám nắng, đôi mắt đen láy, trạc tuổi Gieve và tạo ấn tượng sắc bén như một con báo hoang. Anh ta cũng nói tiếng Pars tương đối lưu loát. Cho đến giờ, Jaswant vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng người của Arslan không một ai hoàn toàn tin tưởng anh ta.
"Gã đó nhất định rất giỏi kiếm thuật."
Dariun âm thầm quan sát Jaswant nhưng ánh mắt lại bâng quơ như không hề để ý, chỉ nói nhỏ với Narsus.
"Ngươi nói thế thì đúng là thế rồi."
"Có phải sát thủ do đối phương phái tới không?"
Dariun hạ giọng. Anh sợ rằng Rajendra đã cố tình sai Jaswant cải trang thành lính dẫn đường để tìm cơ hội ám sát Arslan. Narsus gật đấu với người bạn thân.
"Có thể lắm. Nhưng ta nghĩ còn có khả năng khác nữa."
"Là gì?"
"Rajendra cố tình đẩy mối nguy này cho chúng ta."
Nói rồi Narsus im lặng như đang cẩn thận sắp xếp những suy đoán của mình.
Trong lúc hành quân, Arslan và Narsus cưỡi ngựa đi cạnh nhau. Arslan lập tức nhân cơ hội này, xin Narsus một vài lời khuyên về đường lối cai trị.
"Từng có một vị vua anh dũng nọ."
Narsus mở đầu.
Vị vua đó dẫn 5 vạn quân đi viễn chinh. Sau khi vượt qua những ngọn núi tuyết hùng vĩ và chiến đấu liên tục nhiều ngày, họ bị cạn kiệt quân lương, binh lính chết đói. Nhà vua rơi nước mắt vì đau lòng, bèn chia thức ăn của mình cho quân sĩ.
"Điện hạ, người nghĩ sao về hành động của vị vua này?"
Arslan nhất thời không biết trả lời ra sao. Xét từ giọng điệu và nét mặt Narsus, có lẽ ý kiến của anh ta khá tiêu cực. Arslan không rõ nguyên nhân, nhưng chàng vẫn trả lời thật lòng.
"Điện hạ đã thành thật đáp dù người biết thần đang nghĩ gì. Vậy thì thần cũng cho người biết suy nghĩ thực sự của mình. Thần nghĩ dù vị này có lòng tốt, nhưng ông ta không đủ tư cách làm vua."
"Tại sao..."
"Vị vua ấy có hai tội lỗi lớn. Thứ nhất, ông ta đã không trù tính đủ số quân lương cần thiết cho 5 vạn binh mã, khiến quân sĩ của mình chết đói. Thứ hai, ông ta chỉ có thể chia phần ăn của mình cho một số ít người, tức là hầu hết những người khác vẫn không thoát khỏi số phận nghiệt ngã."
"...."
"Tức là vị vua này, thứ nhất là kẻ ngu si, thứ hai là không công bằng. Hơn nữa, việc ông ta chia thức ăn của mình cho một nhóm nhỏ người là để chối bỏ lỗi lầm của mình, trốn tránh trách nhiệm rằng ông ta đã khiến vô số người khác chết đói, đó là sự hèn nhát. Điện hạ đã hiểu chưa?"
"Ta nghĩ ta hiểu rồi."
Arslan đáp.
"Đã làm vua thì không được để binh lính chết đói. Nếu binh lính đói thì không thể chiến đấu được."
"Đúng thế. Chỉ khi lo đủ lương thực cho 5 vạn quân mới có đủ tư cách chỉ huy 5 vạn quân. Còn chuyện bày binh bố trận, dụng binh thế nào, để sau hãy tính...."
Cuộc hành quân của họ diễn ra yên ổn khoảng hai ngày. Trong lúc quân lính dừng chân nghỉ ngơi trên con đường núi, Narsus lấy giấy bút ra vẽ phong cảnh, tuy nhiên lại không cho ai xem tác phẩm của mình, trừ Elam."
"Tài vẽ tranh của Narsus chắc chắn không phải bàn cãi. Ước gì tôi được anh ấy vẽ chân dung cho!"
Nghe lời này, Dariun không thể không trố mắt nhìn Alfarid.
"Cô không biết sợ hả!"
Nhưng Elam, người quanh năm suốt tháng xem tranh của Narsus lại nói:
"Nếu ngài Narsus tài giỏi cả hội họa thì e là sẽ yểu mệnh mất. Tốt nhất là ngài ấy cứ tầm thường trong một lĩnh vực đi."
".....Nghe không giống lời khen lắm nhỉ."
Farangis nhận xét.
Arslan cũng muốn biết khả năng hội họa của Narsus vì đã hứa phong anh ta làm họa sĩ cung đình. Mặt khác, chàng nghĩ miễn Narsus biết vẽ là được, vẽ đẹp hay không không thành vấn đề. Arslan ngưỡng mộ trí tuệ của Narsus nhưng không hề ảo tưởng về tài năng của anh ta.
Hoàng tử Gadhevi lúc này đang ở thủ đô của Sindhura, một vị trí rất thuận lợi. Chắc từ trước đến giờ, chẳng mấy ai may mắn được đối thủ của mình thông báo cho kế hoạch tiến quân, mà lại còn cả hai cái cùng lúc. Mới hôm nay thôi, cả Pars lẫn hoàng tử Rajendra đều cử sứ giả đến báo lộ trình hành quân của phe kia.
"Chúng định làm gì vậy?"
Gadhevi vô cùng bối rối, mà thật ra ai trong tình cảnh này cũng vậy mà thôi. Đầu tiên, hắn phái người đi điều tra, phát hiện quân địch đã tách làm hai nhóm, nhưng rất khó nói trước hành động tiếp theo của chúng là gì. Hơn nữa, hắn cũng không thể xác định độ tin cậy của tin báo được gửi tới. Ngay cả các tướng lĩnh cũng tranh cãi sôi nổi.
"Chúng ta nên tiêu diệt quân Pars trước. Chúng chỉ có 1 vạn quân và không có tiếp viện. Rajendra cũng sẽ chao đảo nếu mất đi đồng minh. Dù quân Pars có tinh nhuệ đến mấy, ta có thể dùng quân số của mình áp đảo bọn họ.
"Không, tốt hơn là nên dốc toàn lực đè bẹp quân chủ lực của hoàng tử Rajendra trước. Như vậy, quân Pars sẽ mất đi gốc rễ, không chặt cũng héo."
"Nhưng nếu quân Pars bất ngờ tấn công kinh đô khi ta mải chiến đấu với quân Rajendra thì sao? Tốc độ của kỵ binh Pars khắp lục địa không nước nào sánh được. Ta nên ưu tiên giải quyết chúng trước."
"Sao không cố thủ ở đây và quan sát hành động của bọn họ? Dù sao mục tiêu chung của bọn chúng vẫn là tiến đến kinh đô."
"Nhưng nếu làm thế, chẳng phải tất cả các thành trấn bên ngoài đều bị quân Rajendra chiếm hết hay sao? Chúng ta có tổng cộng 1
vạn binh mã trong khi cả Rajendra lẫn Pars công lại chỉ có 6 vạn. Sao ta phải chui lủi trong thành vì sợ hãi quân địch chỉ đông bằng một phần ba chúng ta?"
Cuộc tranh cãi không đi đến kết luận nào vì ai cũng có lý của họ. Hoàng tử Gadhevi không biết phải nghe theo ai.
"Mahendra, sao chúng ta không chia quân làm ba? Một nhóm bảo vệ kinh thành, một nhóm tấn công quân Pars và một nhóm tiêu diệt Rajendra, ngài nghĩ sao?"
"Điện hạ đừng đùa nữa!"
Mahendra, vị cố vấn của hoàng tử, nhìn con rể mình với ánh mắt khó chịu. Đó là một người đàn ông trung niên với vóc dáng cường tráng, phong độ mạnh mẽ hơn cả Gadhevi lẫn Rajendra, bộ râu đen nhánh cực kỳ ấn tượng, quấn chiếc khăn xếp trắng trên đầu. Ông đã phụ trách xử lý các sự vụ trong triều suốt 20 năm nay với tư cách là tể tướng được thừa kế chức vị qua nhiều đời. Dù trong các trận chiến với Pars, Sindhura đều ở thế phòng thủ, nhưng người đàn ông này vẫn tạo được những chiến tích phi thường, cả về quân sự, ngoại giao lẫn đối nội, nhờ thế nào tạo nên tên tuổi cho mình.
"Nếu chia quân làm ba thì không phát huy được thế mạnh về quân số. Tuyệt đối không được phân tán quân, sức mạnh chỉ gọi là sức mạnh khi tập trung về một mối."
Mahendra nói với giọng điệu kiên quyết, và Gadhevi đồng ý. Nhưng bây giờ câu hỏi là tập trung lực lượng ở đâu? Hắn biết rõ người em cùng cha khác mẹ Rajendra của mình là kẻ rất thận trọng.
"Bố trí một lực lương tối thiểu để bảo vệ kinh đô vào mọi thời điểm. Số còn lại sẽ tập trung ở một điểm tiện triển khai đến hướng cần thiết ngay khi có lệnh. Lương thực và vũ khí cũng nên tập trung tại đó để cung ứng kịp thời."
"Ta hiểu rồi, Mahendra, ngài đúng là một nhà thông thái. Ta thật sự may mắn khi có có tể tướng ngài phò trợ. Chỉ cần có ngài ở đây, Rajendra sao có thể cản đường ta, đúng không?"
Gadhevi hết lòng khen ngợi cha vợ.
Salima, con gái Mahendra là một cô gái xinh đẹp mà mọi người ca tụng là "đứa con rơi của nữ thần sắc đẹp Lakshmi". Vô số người theo đuổi cô, trong đó có cả Rajendra. Nhưng sau cùng cô lại đính ước với Gadhevi, không chỉ bởi Salima chọn mà còn bởi quyết định của Mahendra. Cho nên cả về công lẫn tư, Gadhevi đều mang ơn Mahendra.
"Đa tạ điện hạ khen ngợi."
Mahendra nở nụ cười đáng tin cậy, nói lời thành kính. Nếu con rể ông trở thành vua, với tư cách là cha của hoàng hậu, quyền lực trong tay ông cũng được củng cố.
"Hơn nữa, thần cũng đã cài một kẻ vào trong quân của Rajendra. Cậu ta là người hết sức thông minh, thần tin chắc cậu ấy sẽ sớm mang tin tốt lành về. Xin ngài cứ yên tâm chờ đợi, thưa điện hạ."
Giọng nói bình tĩnh của vị tể tướng đã trấn an thành công Gadhevi.
Trong lúc quân Pars hành quân dọc đường núi, Arslan một lần nữa xin lời khuyên từ Narsus.
".....Rõ ràng hoàng tử Rajendra đang cố ý lợi dụng quân Pars chúng ta. Ngài Narsus cũng nghĩ vậy mà, phải không?"
"Đúng, tuy nhiên chúng ta sẽ không bao giờ để hắn đạt được mục đích."
"Tại sao?"
"Nếu quân ta giao chiến với quân của Gadhevi thì chính quân Pars sẽ làm nên tên tuổi chứ không phải Rajendra. Mà từ địa vị của Rajendra, muốn làm vua của Sindhura thì hắn phải tạo dựng tên tuổi cho riêng mình."
Gieve đi bên cạnh họ, nở nụ cười hiểm độc.
"Nghĩa là ngay sau khi chúng ta thắng một trận, Rajendra sẽ lập tức chen vào tranh công, có đúng vậy không ngài quân sư?"
"Đúng, và không chỉ vậy, hoàng tử Gadhevi ở kinh đô cũng không thể nhúng tay vào."
Cả hai hoàng tử đã ở thế đối địch nhau một mất một còn. Sự lừng lẫy trên mặt quân sự của Pars khiến bọn họ ghen tị Chiến thắng của Pars không chỉ là một chiến thắng đơn thuần mà còn ảnh hưởng đến số phận Sindhura nói chung.
Người mà Rajendra cử làm lính dẫn đường cho quân Pars có tên là Jaswant. Anh ta có làn da rám nắng, đôi mắt đen láy, trạc tuổi Gieve và tạo ấn tượng sắc bén như một con báo hoang. Anh ta cũng nói tiếng Pars tương đối lưu loát. Cho đến giờ, Jaswant vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhưng người của Arslan không một ai hoàn toàn tin tưởng anh ta.
"Gã đó nhất định rất giỏi kiếm thuật."
Dariun âm thầm quan sát Jaswant nhưng ánh mắt lại bâng quơ như không hề để ý, chỉ nói nhỏ với Narsus.
"Ngươi nói thế thì đúng là thế rồi."
"Có phải sát thủ do đối phương phái tới không?"
Dariun hạ giọng. Anh sợ rằng Rajendra đã cố tình sai Jaswant cải trang thành lính dẫn đường để tìm cơ hội ám sát Arslan. Narsus gật đấu với người bạn thân.
"Có thể lắm. Nhưng ta nghĩ còn có khả năng khác nữa."
"Là gì?"
"Rajendra cố tình đẩy mối nguy này cho chúng ta."
Nói rồi Narsus im lặng như đang cẩn thận sắp xếp những suy đoán của mình.
Danh sách chương