Cô bé vừa hét lên ấy gom đám trẻ lại thuyết giáo thay tôi cho chúng biết rằng những mạo hiểm giả man rợ đến mức nào, nếu đến gần mà không chú ý sẽ rất nguy hiểm.

Và còn dọa thêm, nếu bất cẩn chọc giận mạo hiểm giả thì rất có thể bị chém, lóc nhóc trẻ con trước mặt làm chúng ngữa mắt xông vào đánh cho cũng chẳng lạ.

“...Thế nên các em tuyệt đối không được đến gần! Rõ chưa hả!?”

Chốt câu cuối xong, cô bé đuổi lũ trẻ đang rướm nước mắt ra khỏi phòng rồi quay sang tôi, đoạn sực nhận ra, rối rít xin lỗi sặc mùi bao biện:

“A, k-không, xin lỗi anh… em không có ý bảo anh như thế đâu.”

Còn tôi, tôi nhận lời xin lỗi và đáp lại:

“... Không ngược lại tôi, an tâm hơn rồi. Lũ trẻ, ấy lại gần tôi mà, chẳng chú ý gì cả. Tôi tưởng không, ai dạy chúng nên bất, an lắm.”

Vốn dĩ, phần lớn những gì cô bé này nói là chính xác.

Khoan hãy nói đến điểm trừ là trách mắng như vậy ngay trước mặt tôi nhưng sự thật không thể chối cãi là nếu xảy ra sai sót, lũ trẻ có khả năng gặp nguy hiểm.

Mạo hiểm giả đến đây hôm nay là tôi, một người không đến mức gọi là thiếu kiên nhẫn, nên không sao, nhưng nếu là mạo hiểm giả khác thì chẳng ai biết trước được gì.

Mà, một người chịu nhận ủy thác từ cô nhi viện với giá một xu đồng thì khó là kẻ ác ôn như thế lắm, nhưng trên đời này thiếu chi người kì lạ.

Cảnh giác tuyệt đối với đám người lập dị mang tên mạo hiểm giả, ngược lại mà nói, chính là thường thức của những người nằm ở thế yếu.

Cô bé dường như nhận ra suy nghĩ của tôi qua lời nói, liền tiếp tạ xin lỗi

“... Thật sự xin lỗi anh. Em nói cỡ nào lũ trẻ ấy cũng lơ ngơ đâm đầu vào nguy hiểm hết… Khó bảo lắm ạ. Lúc bị mắng thì chúng hiểu, nhưng hở mắt ra cái là…”

Không ngần ngại chạy theo cái tò mò, nhỉ?

Có thể nói đó là bản tính trẻ con, nhưng trong lũ trẻ cũng có mấy đứa đã to đầu mà vẫn vậy, xem ra chúng chưa tiếp xúc với nguy hiểm nhiều.

“Còn trẻ tò, mò không phải điều xấu. Tuy nhiên cần, phải chú ý hơn. Mạo hiểm giả đàng, hoàng ít ai cục súc nhưng mất thằng ất, ơ thì khỏi bàn. Lỡ gặp phải… nếu không cẩn, thận thì thật sự nguy hiểm đấy.”

Xui tận mạng thì đi luôn, còn đỡ hơn cũng thương tật đầy mình.

Chuyện lộ ra mới trùy tìm thủ phạm thì đã quá trễ, bởi vì chúng đã cao chạy xa bay đến thành phố khác rồi.

Nghe tôi khuyên, cô bé cúi đầu.

“... Vâng. Em sẽ cố gắng dạy lũ trẻ.”

Nói rồi, cô bé tỏ ra hiếu kỳ.

“... Cơ mà, anh… tốt bụng thật nhỉ. Em nghe mạo hiểm giả ở Malt nhiều người hiểu chuyện, nhưng như anh lo lắng cho tụi em thế này thì hiếm lắm.”

Tôi không biết còn ai ngoài tôi không nhưng có lẽ nhiều người khác sẽ chỉ cười cho qua chuyện rồi thôi.

Bởi vì nhiều người không muốn xâm phạm sự riêng tư của khách hàng, hoặc sợ bị xem là lắm chuyện.

Còn tôi? Tôi cũng biết không nên nhúng sâu vào, nhưng tính tôi là phải nhắc nhở vài lời như thế này.

Tôi không muốn tương lai xảy ra chuyện gì, đến lúc đó mới hối hận rằng sao không bảo ban tụi nhỏ.

Vả lại đâu phải lúc nào cũng có cơ duyên gặp mặt nói chuyện, tôi cũng đã tiếp xúc với đám trẻ ban nãy rồi.

Âu cũng là số phận.

Hoặc bản chất tôi hơi lắm chuyện.

“Nói chung là dù không, phải tôi mấy em cũng không cần cảnh, giác đến mức đó. Ừ thì tụi, trẻ như vậy chứng tỏ phần, nào là chúng đang sống rất hạnh phúc.”

Cô nhi viện không phải chốn nghèo hèn đến mức khiến lũ trẻ biết thế nào là địa ngục.

Tuy nhiên tùy nơi, lũ trẻ có thể bị đối xử tệ hại.

Cô nhi viện của các giáo phái khác Đông Thiên Giáo thường có khuynh hướng như vậy. Nhiều chỗ, lũ trẻ phải làm việc đến tối tăm mặt mày.

Thế nên, sau khi thấy cảnh ban nãy, tôi biết được lũ trẻ ở đây không như vậy.

Ngược lại, có vẻ như chúng rât được yêu thương.

Xem ra quản lý ở đây là một người rất tuyệt vời.

Một năm tôi thường nhận hai, ba nhiệm vụ từ Cô nhi viện số 1 Malt, nhưng Cô nhi viện số 2 này tôi chưa đến bao giờ.

Lý do là vì có một người khác hay ưu tiên nhận nhiệm vụ ở đây.

Còn là ai thì…

Tôi gặng nhớ lại, nhưng chịu.

Lạ thật, tôi nhớ là mình quen người đó mà nhỉ.

Trong khi tôi đang nghĩ ngợi lung tung, cô bé nói:

“Ừm, dì Lillian rất tốt bụng… à không, dì Lillian rất tốt với chúng em ạ.”

Cô bé cố gắng dùng cách nói câu nệ nãy giờ, bỗng khi nhắc đến bản thân liền lỡ lời.

Mặc dù còn trẻ nhưng ăn nói chững chạc, tuy không đến mức hoàn mỹ.

Nhưng thế là đủ tuyệt vời rồi.

Cơ mà tôi chẳng để tâm mấy cái kính ngữ gì gì đó đâu.

Nghĩ đoạn, tôi bảo:

“Thấy khó nói, chuyện gì cứ nói như bình, thường cũng được tôi, không bận tâm đâu.”

“Ơ? Anh nói thật ư? Nhưng mà…”

“Đừng để ý. Lúc nói chuyện với mạo hiểm giả khác thì chú ý chút, nhưng riêng tôi thì không cần.”

Ý tôi là trên đời này cũng có một vài mạo hiểm giả gay gắt chuyện lời ăn tiếng nói, nhưng chỉ là số ít.

Vốn dĩ giới mạo hiểm giả chúng tôi xem mấy thằng quen dùng kính ngữ là đồ thượng đẳng.

Cơ mà, với mạo hiểm giả đồng chí thì xem nhau là trò cười như thế, nhưng đứng trước mặt nữ nhân viên hội thì lại thích được đối đáp bằng lời ngon tiếng ngọt, đúng là giống loài vô phương cứu chữa.

Tôi nghe đâu không phải họ ghét phụ nữ kém duyên, mà là đôi khi đàn ông mong muốn thứ mình không có ở một người phụ nữ.

Nói chứ, tôi chẳng thể hiểu nổi cảm giác đó.

Tôi thấy dùng từ ra sao chẳng quan trọng… ấy lạc đề rồi.

Tóm lại là đa phần mạo hiểm giả không để ý người ta có ăn nói lịch sự hay không.

Cô bé suy ngẫm lời tôi một chặp rồi cũng chịu chấp nhận…

“... Được rồi. Nhưng lát nữa đừng có mà giận đấy nhé. Tự anh nói cả đó.”

… Và không dùng kính ngữ nữa.

Như vậy mới giống trẻ con chứ – tôi nghĩ, nhưng suy nghĩ này thật không đúng chút nào.

Cô bé này ở phải sống ở cô nhi viện, nghĩa là mồ côi.

Nếu không ăn nói đúng cách, cẩn thận chú ý kỳ càng thì khi ra đời rất dễ bị người ta gièm pha.

Lỡ rơi vào hoàn cảnh đó, tôi e cô bé chỉ biết ngồi yên chịu trận chứ chẳng thể tìm được đường chống cự.

Vị thế của trẻ mồ côi thấp đến mức đó đấy.

Tôi nhận ra mình đã làm điều dư thừa, ấy nhưng tôi đã lỡ bảo cô bé nói chuyện bình thường, thế nên thôi đành kệ.

Tôi sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ để bù lại vậy.

“Tất nhiên rồi tôi, không giận. Vậy ủy thác… à từ, từ giới thiệu về bản, thân trước chứ nhỉ. Tôi là Lento Vivie mạo, hiểm giả hạng đồng.”

“Hạng đồng ư… em cứ tưởng mạo hiểm giả hạng sắt sẽ đến chứ. Tại mấy ai thèm lo ủy thác của cô nhi viện… em là Alize. Không có họ.”

Xuất thân của trẻ mồ côi rất đa dạng, có người biết, có người không biết họ của cha mẹ, nhưng chung quy một khi vào cô nhi viện thì chỉ để lại cái tên, về sau nếu được nhận nuôi hoặc ra đời tự lập thì lũ trẻ sẽ được nhận lại họ hoặc được đặt họ mới.

Alize cũng như vậy.

Nhân tiện, đôi khi cần thiết ví dụ như làm giấy tờ chẳng hạn, lũ trẻ được phép dùng họ của người quản lý cô nhi viện, nhưng xem ra Alize nhận định trường hợp này không cần thiết.

Cũng đúng thôi, tôi nào phải công chức.

Không cần làm thủ tục gì liên quan đến họ tên đầy đủ, thế nên phán đoán của cô bé là chính xác.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện